| Hotline: 0983.970.780

Muốn đi xa không có con đường nào khác ngoài làm nông nghiệp hữu cơ

Thứ Hai 31/10/2022 , 16:47 (GMT+7)

Sau 1 năm triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu sản phẩm thu hoạch đảm bảo ATTP và được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao.

Chuỗi sản xuất, cung ứng thịt lợn hữu cơ

Empty

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc liên kết với Tập đoàn Quế Lâm đã thay đổi căn bản nhận thức của nông dân Hà Tĩnh về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Đầu năm 2022, Tập đoàn Quế Lâm đặt “viên gạch” đầu tiên thay đổi sản xuất nông nghiệp (SXNN) truyền thống sang sản xuất theo hướng hữu cơ, tiến tới hữu cơ bằng 3 mô hình liên kết: Chăn nuôi lợn, sản xuất lúa và trồng cây ăn quả có múi ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Kể từ đó đến nay, Quế Lâm và cả hệ thống chính trị, ngành chuyên môn địa phương đã hỗ trợ nông dân xây dựng được chuỗi sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Bước đầu mô hình này được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao.

Trước, chị Võ Thị Thanh Kỹ, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, sử dụng thức ăn công nghiệp; chất thải không được xử lý nên những ngày trở trời mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Sau khi tham quan quy trình chăn nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh, an toàn sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chị quyết định hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm cải tạo lại chuồng trại, nuôi 3 con lợn nái, 10 con lợn thịt theo hướng hữu cơ.

Empty

Hiện nông dân Hà Tĩnh đã xây dựng được chuỗi thịt lợn sạch tại huyện Cẩm Xuyên, Vũ Quang.

“Sau gần 1 năm nuôi lợn không sử dụng nước tắm, không rửa chuồng, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải tôi thấy sức đề kháng của đàn lợn tốt, không bị dịch bệnh; không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, khi xuất bán hiệu quả kinh tế của lợn nuôi hữu cơ cao hơn nuôi thông thường khoảng 20%, thịt làm ra đến đâu bán hết đến đó”, chị Kỹ nói.

Theo nông dân này, với tín hiệu khả quan bước đầu, chị đã đã đăng ký với Tập đoàn Quế Lâm xây dựng thêm chuồng mới trên diện tích hơn 250m2; dự kiến mở rộng quy mô lên 5 nái và 100 lợn thịt/năm.

Song song với chăn nuôi lợn, nguồn phân bón hữu cơ dồi dào được chị tái sử dụng bón cho vườn cam, từ đó cung cấp chuỗi thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ, sau 30 năm đi tuyên truyền nông nghiệp hữu cơ, ông nhận thấy làm ra sản phẩm hữu cơ thì dễ mà bán ra rất khó. Vậy nhưng, tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Quế Lâm đã xây dựng được một của hàng nông nghiệp hữu cơ luôn ở trong trình trạng “cháy” hàng.

Empty

Còn đây là mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ giống DT39.

Hơn 5 năm trước, cửa hàng mang tên Vũ Hợp chuyên kinh doanh hoa quả nhưng do sản phẩm đầu vào trôi nổi nên không tạo được thương hiệu, khách hàng đến mua sản phẩm không ổn định. Giữa năm nay, cơ sở Vũ Hợp hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm xây dựng chuỗi cửa hàng chỉ bán sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm được chứng nhận ATTP. Kết quả thu được ngoài mong đợi của cả Tập đoàn Quế Lâm và chủ cơ sở.

“Từ ngày khai trương (tháng 6/2022) đến nay cửa hàng của tôi đã bán dc hơn 2 tấn thịt lợn hữu cơ. Ngoài ra các sản phẩm như gạo, nước mắm, rau củ quả… sạch, đạt chuẩn OCOP cũng bán rất chạy. Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ lâu dài. Đây là tín hiệu rất mừng”, chủ cửa hàng Vũ Hợp nói. Đồng thời cam kết từ năm 2023 trung bình mỗi tháng sẽ cố gắng tiêu thụ khoảng 2,4 tấn lợn hơi hữu cơ cho Tập đoàn Quế Lâm.

Cần có chứng nhận sản phẩm hữu cơ của cơ quan chức năng

Về phía ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết các ý kiến đều ghi nhận, đánh giá cao mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa Tập đoàn Quế Lâm và người dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, về lâu dài muốn bền vững, các sản phẩm người dân liên kết với Quế Lâm sản xuất ra phải được cơ quan chức năng chứng nhận đó là sản phẩm hữu cơ.

“Khi có tấm “lệnh bài” rồi, việc tuyên truyền thay đổi nhận thức người sản xuất hay mở rộng quy mô tỉnh sẽ ủng hộ tuyệt đối. Đồng thời chung tay cùng với doanh nghiệp làm việc đó”, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Empty

Tại lễ tổng kết SXNN hữu cơ năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, lãnh đạo Tập đoàn Quế Lâm đã trao quà khích lệ những nông dân tiêu biểu.

Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho rằng, việc dùng chế phẩm sinh học làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi lợn hiệu quả rất tốt. Trong 3 mô hình thí điểm tại Vũ Quang, cả sản xuất lúa, nuôi lợn hay trồng cam đều phát triển khá tốt. Hiện nhu cầu tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất với Tập đoàn Quế Lâm của nông dân Vũ Quang tương đối lớn.

“Dù thời gian chưa dài nhưng phải khẳng định SXNN hữu cơ là chủ trương đúng đắn, nhận được sự quan tâm đồng thuận từ lãnh đạo tỉnh đến người dân. Hiện nay tỉnh, huyện đều có chính sách hỗ trợ cho SXNN hữu cơ. Vì vậy trong tương lai, đề nghị Tập đoàn Quế Lâm nghiên cứu thêm về chất lượng giống cây, con đưa vào sản xuất; đồng thời, đẩy mạnh mở rộng khâu liên kết với hộ dân nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với người tiêu dùng, tăng lợi nhuận cho người sản xuất”, ông Sơn nói.

5 nhiệm vụ trọng tâm

Từ kết quả bước đầu của năm 2022, Vụ Xuân năm 2023, Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục liên kết với nông dân Hà Tĩnh mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi ra các huyện Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… Trong đó, tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm sau:

DSCN9399

Đồng thời hỗ trợ 12 triệu đồng cho chủ cửa hàng Vũ Hợp đầu tư thiết bị, hoàn thiện quy trình đóng gói sản phẩm đảm bảo ATVSTP trước khi cung cấp cho người tiêu dùng.

Tuyên truyền, vận động cán bộ và người dân thay đổi nhận thức, giảm dần việc sử dụng thuốc diệt cỏ, hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học trong quá trình xử lý rác thải, phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp thành phần phân bón hữu cơ vi sinh...

Phối hợp tổ chức cho nông dân và cán bộ các huyện, thị xã tham quan, học tập các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn thuộc hệ sinh thái Quế Lâm trên cả nước; phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình làm kinh tế nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn.

Mở rộng và xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn. Cụ thể: mở rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ lên khoảng 65 ha; tăng tổng đàn lợn nái hữu cơ lên khoảng 270 nái, sản xuất 5.400 con lợn thịt hữu cơ.

Đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước giúp nông dân và HTX lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hữu cơ…

Lấy nông dân dạy nông dân

3

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm - ông Nguyễn Hồng Lam cho rằng, làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn hoàn toàn không khó. Trước đây cha ông đã làm rồi, thậm chí nông dân chúng ta cũng đã làm rồi. Có chăng bây giờ chúng ta thay đổi nhận thức, áp dụng thêm các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất mà thôi.

Chúng tôi xác định, bước chân vào SXNN hữu cơ là phải hi sinh, phải học hỏi nông dân. Sau đó “lấy nông dân dạy nông dân”, để họ tự truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó tạo niềm tin cho bà con, để bà con cùng đồng hành với doanh nghiệp.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.