| Hotline: 0983.970.780

Muốn phát triển bền vững, phải thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Ba 18/06/2019 , 08:49 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, với NNVN xoay quanh Nghị quyết 120.

10-24-41_nh_1_-_ong_nguyen_vn_duong_-_chu_tich_ubnd_tinh_dong_thp
Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Nghị quyết 120 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 17/11/2017, sau gần 2 năm triển Đồng Tháp đã đạt được những kết quả và chuyển biến gì rõ nhất, thưa ông?

Đồng Tháp đã phối hợp với Long An, Tiền Giang, đơn vị tư vấn (ĐH Cần Thơ) xây dựng Đề án “Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, bao gồm phát triển ngành hàng nông sản chủ lực và tiềm năng; hệ thống hạ tầng GT- VT và dịch vụ hậu cần; năng lượng; quản lý tài nguyên nước; đa dạng sinh học; cung cấp nước sinh hoạt nông thôn; phân bố dân cư và phát triển nguồn nhân lực.

Dựa trên các hoạt động liên kết trên, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của ba tỉnh, cả vùng ĐBSCL và tham vấn các bên liên quan, từ đó làm cơ sở đề xuất định hướng 7 lĩnh vực liên kết.

Đó là, tổ chức tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN), nâng cấp chuỗi và phát triển thương hiệu sản phẩm cho các ngành hàng nông sản chủ lực và tiềm năng của tiểu vùng.

Quy hoạch vùng SX thích nghi với các ngành hàng nông sản đặc trưng ở lĩnh vực 1, dựa trên điều kiện sinh thái và kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện và nguồn nhân lực.

Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hậu cần, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu các ngành hàng nông sản đặc trưng, phát triển du lịch sinh thái.

Quản lý bền vững tài nguyên nước và phát triển đa dạng sinh học để ứng phó với BĐKH, xâm nhập mặn, sụt lún đất, suy giảm nước dưới đất và thay đổi dòng chảy sông Mekong. Nâng cấp và phát triển nối kết đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn và cải tiến sinh kế cư dân nông thôn.

Ngoài ra, khuyến nghị cơ chế và chính sách đặc thù cho tiểu vùng. Xây dựng dự án phát triển bền vững tiểu vùng liên quan đến giảm nghèo, ứng phó với BĐKH và an ninh nguồn nước để thu hút đầu tư hoặc tài trợ quốc tế.

Với đặc thù của tỉnh, để phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải được quy hoạch và phát triển đồng bộ như thế nào?

Hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông ĐBSCL chưa đáp ứng nhu cầu, các loại hình giao thông chưa đồng bộ, dẫn đến thời gian và chi phí vận chuyển tăng cao, gây khó khăn trong SX và tiêu thụ hàng hóa, làm giảm giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.

Để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, tăng cường kết nối hệ thống giao thông vùng ĐBSCL, cần thu hút đầu tư tư nhân theo hình thức đối tác công tư (PPP), đặc biệt là khu vực ĐBSCL do hạ tầng còn yếu kém về nhiều mặt.

Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL từ các nguồn vốn ODA và nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi khác nhằm cân đối, giảm áp lực vốn đầu tư công. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư phát triển nhiều loại hình, phương thức vận tải nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ cho vùng ĐBSCL.

10-24-41_nh_2_sn_xut_nong_nghiep_o_dong_thp_dng_du_r_nhieu_gii_php_thich_ung_voi_bdkh_
Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp, đang đưa ra nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH.

Triển khai NQ120 vào tình hình địa phương, Đồng Tháp đã gặp phải những trở ngại và điểm nghẽn nào?

Về trở ngại trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và bùng nổ công nghệ thông tin, ĐBSCL có nhiều vận hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc từ BĐKH.

Trước mắt, BĐKH và nước biển dâng nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống người dân. Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn sông Mekong, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH.

Phát triển kinh tế vừa qua tuy nhanh nhưng cũng đi kèm với các tác động tiêu cực, như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm... Bên cạnh đó, các công trình xây dựng nhà cửa và hạ tầng bố trí sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

Nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Cụ thể, mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng KH-CN tiên tiến của vùng thấp hơn bình quân chung cả nước. Chất lượng giáo dục, y tế còn chưa đạt yêu cầu, nhân lực chất lượng cao có xu hướng dịch chuyển sang vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, yếu tố vốn xã hội vẫn còn mờ nhạt, chưa được vun đắp và khai thác như là động lực phát triển.

Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực, phân cấp giữa địa phương và Trung ương còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt, các cơ chế điều phối phát triển vùng ĐBSCL chưa phát huy tác dụng.

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 còn chậm, thiếu tính liên kết toàn vùng, chưa gắn kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xin cảm ơn ông!

Trước thềm hội nghị tổng kết NQ120, ông có những đề xuất, kiến nghị gì?

Để thực hiện thắng lợi NQ120, đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững theo hướng thích ứng BĐKH, tỉnh kiến nghị với Chính phủ như sau:

Tăng cường vai trò của Uỷ hội sông Mekong cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên Uỷ hội sông Mekong trong việc thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng.

Hỗ trợ các tỉnh xây dựng các chương trình quan trắc, giám sát và đánh giá tài nguyên nước trước tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế phía thượng nguồn.

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch KT-XH vùng ĐBSCL trong điều kiện thích ứng với BĐKH, phù hợp điều kiện hiện có trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành, địa phương. Đồng thời, giải quyết đồng bộ các chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng và với các khu vực khác.

Đây là những căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định đầu tư tập trung phát triển hạ tầng cơ sở và khai thác lợi thế tổng hợp của vùng. Quan tâm đầu tư hạ tầng thủy, bộ, hệ thống logistic, tạo thuận lợi nhất cho phát triển SX và chế biến sâu nông sản, giúp giảm chi phí vận chuyển nông sản hàng hóa và khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội, các quy định về thủ tục đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư FDI để phát triển kết cấu hạ tầng, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp, đồng bộ để phát triển hạ tầng.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.