| Hotline: 0983.970.780

Nam Định: Bệnh lùn sọc đen có xu hướng tăng nhanh

Thứ Năm 20/08/2020 , 13:09 (GMT+7)

Do ảnh hưởng có thời tiết, nắng mưa thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên cây lúa phát triển. Trong đó, bệnh lùn sọc đen có chiều hướng tăng nhanh…

Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định đề nghị các địa phương tổ chức đợt cao điểm phòng trừ dịch hại. Ảnh: Mai Chiến.

Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định đề nghị các địa phương tổ chức đợt cao điểm phòng trừ dịch hại. Ảnh: Mai Chiến.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, bệnh lùn sọc đen đang phát sinh rải rác; nơi cao 0,3 - 0,5% tại xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy; xã Hải Anh, huyện Hải Hậu. Mức độ gây hại cao hơn cùng kỳ năm 2019.

Kết quả giám định virus từ 29/6 - 18/8 có 12/214 mẫu (5,61%) dương tính với virus lùn sọc đen, cao hơn 2,34% so với cùng kỳ vụ trước. Trong thời gian tới, bệnh có xu hướng tăng nhanh và thể hiện rõ trên đồng ruộng.

Ngoài ra, thời điểm này, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã và đang vũ hóa rộ, mật độ trứng trung bình 30 - 50 quả/m2, nơi cao 200 - 300 quả/m2 tại xã Trực Thái, Việt Hùng, Trực Thanh, huyện Trực Ninh; xã Giao Hương, Giao Thanh, Hoành Sơn, huyện Giao Thủy… 

Dự báo, sâu non sẽ nở rộ từ ngày 26/8 - 1/9, mật độ sâu phổ biến 50 - 100 con/m2, cao 300 - 400 con/m2, cục bộ >700 con/m2, phân bố chủ yếu trên diện rộng lúa đại trà. Do lúa xanh tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi nên tỉ lệ sâu nở sẽ rất cao.

Mật độ sâu và mức độ gây hại cao hơn so với vụ mùa 2019. Đây là lứa sâu chính trong vụ, nếu không kiểm tra, tổ chức phun trừ tốt sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa. Toàn tỉnh cần phun trừ khoảng 80% diện tích.

Rầy lưng trắng dự kiến sẽ nở rộ từ ngày 25 - 31/8; mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 1.000 - 2.000 con/m2, cục bộ >3.000 con/m2…

Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn cũng đã xuất hiện trên cánh đồng lúa. Mức độ gây hại thấp. 

Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định đề nghị các địa phương tổ chức đợt cao điểm phòng trừ dịch hại… Đối với bệnh lùn sọc đen, cần theo dõi chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra nhổ vùi dảnh, khóm lúa bị bệnh để hạn chế sự lây lan, phát tán nguồn bệnh.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.