| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn giám định nhanh virus lùn sọc đen tại các tỉnh phía Bắc

Thứ Ba 30/06/2020 , 16:09 (GMT+7)

Ngày 30/6, lớp tập huấn giám định nhanh virus lùn sọc đen cho cán bộ BVTV ở đồng bằng và trung du miền Bắc bằng bộ KIT Dot-blot được tổ chức tại Hưng Yên.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Lớp tập huấn do Cục BVTV, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức. Trong đó sử dụng bộ KIT Dot-blot là sản phẩm giám định nhanh virus lùn sọc đen hại lúa được phát triển từ đề tài khoa học công nghệ hợp tác giữa Viện Di truyền Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Domika Việt Nam đối ứng sản xuất.

Bệnh lùn sọc đen hại lúa do tác nhân là virus lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền virus, tạo nên các u sáp trên thân lúa. Bệnh xuất hiện và gây hại lần đầu trên lúa tại các tỉnh phía Bắc vào năm 2009. Sau gần 10 năm được khống chế, năm 2017, bệnh bùng phát trở lại gây hại trên 60 ngàn ha lúa tại các tỉnh phía Bắc.

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV, để kiểm soát tốt bệnh lùn sọc đen thì phải kiểm soát được rầy, là trung gian truyền bệnh, đặc biệt là rầy lưng trắng, di trú từ đảo Hải Nam của Trung Quốc sang các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Trước đây, việc xét nghiệm và phát hiện virus lùn sọc đen ở Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống que thử do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và khuyến nông Trung Quốc (NATEST) hỗ trợ.

Tuy nhiên, do yêu cầu số lượng mẫu thử ngày càng lớn nên dựa trên đề tài nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp và Học viện Nông nghiệp, Công ty Domika đã phối hợp, sản xuất được bộ KIT Dot-blot hoàn toàn nội địa.

Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương của Viện Di truyền Nông nghiệp hướng dẫn các học viên xử lý mẫu trước khi kiểm tra. Ảnh: Tùng Đinh.

Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương của Viện Di truyền Nông nghiệp hướng dẫn các học viên xử lý mẫu trước khi kiểm tra. Ảnh: Tùng Đinh.

"Bộ KIT này được thử nghiệm độ chính xác với phương pháp xét nghiệm RT-PCR và hệ thống que thử của Trung Quốc, kết quả cho thấy độ chính xác, độ nhạy và độ ổn định cao. Dự kiến trong thời gian tới sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt ở quy mô thương mại, giúp các địa phương chủ động hơn trong việc giám định virus lùn sọc đen", ông Nguyễn Quý Dương cho biết thêm.

Chia sẻ về quá trình phối hợp với  Viện Di truyền Nông nghiệp và Học viện Nông nghiệp để sản xuất ra bộ KIT, ông Nguyễn Thành Trung, đại diện Cty Cổ phần Domika Việt Nam cho biết: "Công ty tham gia đối ứng và sản xuất bộ KIT từ đầu năm 2019 và chuẩn bị thương mại hóa sản phẩm. Dự kiến giá bán ra sẽ vào khoảng 70.000 đồng/bộ thử".

Trong thời gian tập huấn, các học viên được chuyên gia cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên lý, phương pháp và trực tiếp thực hành kiểm chứng hiệu quả của bộ KIT Dot-blot trong việc phát hiện nhanh virus lùn sọc đen có trong cơ thể rầy lưng trắng và cây lúa.

Sau khi được truyền đạt, hướng dẫn cách sử dụng, các cán bộ BVTV tham gia tập huấn đã nắm được quy trình sử dụng bộ KIT và có thể tự giám định được virus tại địa phương ngay trong vụ lúa hiện nay.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất