| Hotline: 0983.970.780

Nam Định: Nghiêm cấm tàu cá ra khơi khi chưa lắp đặt thiết bị hành trình

Thứ Hai 20/04/2020 , 13:24 (GMT+7)

Tại Nam Định, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, 100% chủ tàu đã đăng kí. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại mới đạt khoảng 30%.

Sản lượng khai thác năm 2019 của tỉnh Nam Định đạt 54 nghìn tấn. Ảnh: Mai Chiến.

Sản lượng khai thác năm 2019 của tỉnh Nam Định đạt 54 nghìn tấn. Ảnh: Mai Chiến.

Tiến độ lắp đặt thiết bị GSHT rất thấp

Theo Chi cục Thủy sản Nam Định, toàn tỉnh có 2.148 tàu đánh bắt cá. Trong đó, có 368 tàu dưới 6m; 904 tàu từ 6 đến dưới 12m; 383 tàu từ 12 đến dưới 15m; 454 tàu từ 15 đến dưới 24m và 39 tàu từ 24m trở lên. Sản lượng khai thác năm 2019 đạt 54 nghìn tấn.

Ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nam Định cho biết, đến nay hệ thống đường truyền kết nối Internet tốc độ cao, hệ thống máy tính, màn hình, trang thiết bị để phục vụ việc truy cập, theo dõi tàu cá trên hệ thống giám sát hành trình (GSHT) về quản lý tàu cá cơ bản đảm bảo.

Đối với việc lắp đặt thiết bị GSHT, 100% chủ tàu đã đăng kí lắp đặt. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại mới đạt khoảng 30%. 

Lý giải về sự chậm trễ này, ông Hà bảo, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mọi người phải hạn chế tiếp xúc gần, hạn chế việc đi lại nên các đơn vị nhận lắp đặt thiết bị GSHT chưa thể hoàn thành đúng tiến độ.

Hiện, các đơn vị đang liên hệ với các chủ tàu để lắp đặt. Dự kiến đến hết tháng 4/2020, lộ trình lắp đặt GSHT trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ đạt 100%.

“UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND 4 huyện gồm Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Trực Ninh là kiên quyết không cho tàu đánh bắt cá ra khơi khi chưa đủ điều kiện, nhất là việc lắp đặt thiết bị GSHT chưa hoàn thành”, ông Hà cho hay.

Vị này cho biết thêm, thông qua công tác tuyên truyền, các ngư dân ven biển đã nhận thức rõ hơn về việc quản lí, ghi chép sổ sách dữ liệu khai thác, việc xác nhận nguồn gốc hải sản, đăng kiểm quản lý tàu…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các ngư dân ven biển. Ảnh: Mai Chiến.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các ngư dân ven biển. Ảnh: Mai Chiến.

Nói về việc triển khai Luật Thủy sản 2017, ông Hà bộc bạch, Luật Thủy sản ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Chuyển biến nhận thức của ngư dân, từng bước chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.

Ngoài ra, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản giảm nhiều. Song, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn nhất định.

“Tại Nam Định, mới chỉ có 2 cảng cá (Ninh Cơ và Thành Vui) thuộc huyện Hải hậu. Còn ở huyện Nghĩa Hưng và Giao Thủy mới có bến cá tự phát, nên công tác quản lí về truy xuất nguồn gốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Trung Quốc siết chặt chính sách biên mậu, việc xuất khẩu hải sản theo con đường tiểu ngạch gặp khó”, ông Hà giãi bày.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Nhằm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố ven biển của cả nước tập trung giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” trong lĩnh vực khai thác hải sản, UBND Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan, UBND các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Trực Ninh triển khai sâu rộng, toàn diện tới các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động; coi việc bỏ gỡ “thẻ vàng” của EU trong khai thác hải sản là một trong các nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách.

Huyện ủy, UBND 4 huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông của địa phương tăng cường tuyên truyền hoạt động phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định… Quản lí chặt chẽ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lí nghiêm hành vi thông tin gây bất lợi, ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng”…

Tính đến ngày 20/3/2020, tỉnh Nam Định không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lí vi phạm. Ảnh: Mai Chiến.

Tính đến ngày 20/3/2020, tỉnh Nam Định không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lí vi phạm. Ảnh: Mai Chiến.

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá (VMS), hệ thống giám sát tàu cá và đánh dấu tàu cá đúng tiến độ. Chuẩn bị nội dung, kế hoạch chi tiết, bố trí các điều kiện cần thiết để đón tiếp, làm việc với các đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu sang kiểm tra tại Việt Nam và tỉnh Nam Định.

Thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh Nam Định triển khai, quyết liệt đồng bộ các biện pháp quản lí, kiểm tra, kiểm soát nghề cá duy trì hoạt động theo chế độ thường trực 24/24h.

Công tác ghi và nộp sổ nhật kí khai thác, báo cáo khai thác đã dần đi vào nề nếp. Tính đến ngày 20/3/2020, tỉnh Nam Định không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lí vi phạm.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.