| Hotline: 0983.970.780

Nam Định: Rốt ráo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ Tư 23/09/2020 , 06:58 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Nam Định khuyến cáo người chăn nuôi tập trung bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Người chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Nam Định rốt ráo phòng chống bệnh dịch. Ảnh: Mai Chiến.

Người chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Nam Định rốt ráo phòng chống bệnh dịch. Ảnh: Mai Chiến.

Theo báo cáo của Cục Thú y từ đầu năm 2020 đến nay, trên phạm vi cả nước phát sinh 67 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố; so với năm 2019, số ổ dịch tăng gấp 2 lần và số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần; hiện nay còn 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 1.008 xã của 44 tỉnh, thành phố và đang có chiều hướng lây lan, diễn biến phức tạp. 

Ngành nông nghiệp Nam Định nhận định, hiện nay nguy cơ phát sinh, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, nhất là bệnh CGC, DTLCP, lở mồm long móng (LMLM)... trên địa bàn tỉnh rất cao. Bởi, tổng đàn gia cầm của tỉnh lớn (khoảng 8,5 triệu con) nhưng không được tiêm phòng đầy đủ vacxin cúm; việc quản lý tái đàn lợn chưa được chặt chẽ, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn không đủ điều kiện nhưng vẫn tái đàn; thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của các đối tượng nuôi.

Nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thực phẩm trong các tháng cuối năm tăng cao; mầm bệnh còn tồn tại, lưu hành trong các đối tượng nuôi và ngoài môi trường. Đặc biệt từ cuối tháng 8 đến nay đã có 4 hộ chăn nuôi lợn ở 4 xã của huyện Nam Trực, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định phát sinh bệnh DTLCP.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 hộ chăn nuôi lợn ở 4 xã của huyện Nam Trực, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định phát sinh bệnh DTLCP. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 hộ chăn nuôi lợn ở 4 xã của huyện Nam Trực, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định phát sinh bệnh DTLCP. Ảnh: Mai Chiến.

Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, UBND tỉnh đã ra Công điện số: 9/CĐ-UBND gửi UBND các huyện, thành phố, Sở, ngành liên quan về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh CGC và các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT và của UBND tỉnh Nam Định về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Bằng mọi biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi và các vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh, góp phần giành thắng lợi toàn diện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2020. Đối với các địa phương có ổ DTLCP chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, chống dịch, không để bệnh DTLCP lây lan trên diện rộng.

Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân về nguy cơ, tác hại của các loại dịch bệnh ở động vật như bệnh CDC, DTLCP, LMLM… Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học ở tất cả các khâu, công đoạn trong chăn nuôi…

Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm vụ thu năm 2020 đảm bảo an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu đạt trên 80% tổng đàn. Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho những gia súc, gia cầm mới phát sinh, chưa được tiêm phòng.

Triển khai thực hiện hiệu quả Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm chăn nuôi, vùng nguy cơ cao trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT.

Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; ký cam kết với các hộ giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; không giết mổ, tiêu thụ động vật ốm, chết làm thực phẩm và thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca giết mổ…

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.