| Hotline: 0983.970.780

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi: 255 xã của cả nước còn dịch

Thứ Tư 01/07/2020 , 09:40 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi (dịch tả heo Châu Phi) đến thời điểm này xuất hiện ở 255 xã thuộc 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Chỉ riêng tháng 6/2020 có hơn 5.800 con lợn phải tiêu hủy.

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 255 xã nên để phòng chống dịch tả heo Châu Phi, lãnh đạo Cục Thú y cùng các đơn vị trực thuộc tiếp tục chỉ đạo, đi kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: Nguyên Huân.

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 255 xã nên để phòng chống dịch tả heo Châu Phi, lãnh đạo Cục Thú y cùng các đơn vị trực thuộc tiếp tục chỉ đạo, đi kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tính riêng tháng 6/2020, cụ thể đến ngày 28/6/2020, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 143 xã (bao gồm 1 xã mới và 142 xã tái phát) của 14 tỉnh. Tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy trong tháng 6 là 5.856 con. Như vậy, tính đến thời điểm này, cả nước có 255 xã thuộc 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.

Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ca đầu tiên tại Việt Nam đầu tháng 2/2019. Sau đó, dịch đã lây lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước, tổng số đầu lợn tiêu hủy đến thời điểm hiện tại trên 6 triệu con.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện lần đầu tiên tại Kenya, Châu Phi năm 1921, từ đó đến nay con người vẫn chưa tìm ra được vắc-xin cũng như thuốc đặc trị cho loại dịch bệnh nguy hiểm trên lợn này.

Dịch tả lợn Châu Phi cực kỳ nguy hiểm đối với lợn bởi tỷ lệ bị chết khi nhiễm bệnh lên tới 100%. Tuy nhiên, virus Dịch tả lợn Châu Phi chỉ lây từ lợn sang lợn, không có khả năng lây nhiễm sang người.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.