| Hotline: 0983.970.780

Rác thải bủa vây nông thôn:

Nam Định, trăm lò rác có nguy cơ thải dioxin - [Bài IV] Màu của khói

Thứ Sáu 28/02/2020 , 07:30 (GMT+7)

Nhìn những đứa trẻ nô đùa trên chiếc xích đu, hàng trăm người đang tập thể dục tôi không ngờ nơi đây từng là bãi rác và hiện vẫn đang đặt lò đốt rác

Hai đứa trẻ đang nô đùa trong công viên bãi rác, xa xa là ống khói lò đốt rác.

Hai đứa trẻ đang nô đùa trong công viên bãi rác, xa xa là ống khói lò đốt rác.

Công viên bãi rác 

Công viên bãi rác là tên mà người dân thị trấn Xuân Trường (Nam Định) đặt cho nó được xuất phát từ ý tưởng của anh Trần Kiều-Giám đốc Công ty Tân Thiên Phú.

Trên bức tường của công viên có căng nhiều tấm pano mô tả cảnh bẩn thỉu của bãi rãi trước khi cải tạo và đôi dòng tâm huyết của chủ nhân hiện tại: “Một góc công viên công cộng an toàn, không tệ nạn;...Một con đường, một dòng sông không rác thải; Một buổi chiều đi dạo phố không rác, không bụi thật tuyệt vời biết bao. Mỗi chúng ta hãy góp sức nhỏ bé của mình để môi trường ngày càng sạch đẹp, nhân văn hơn”.

Lúc tôi đến anh Kiều đang đi lắp một lò đốt rác mới ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ có ông Lương Hồng Nhị-Phó Giám đốc-người trực tiếp quản lý ở đây tiếp chuyện. Ông kể đơn vị vốn chuyên làm về cơ khí, năm 2013 khi nghe tin có lò đốt công nghệ Nhật Bản được lắp ở thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu, anh Kiều đã tìm đến xem rồi về mày mò chế ra một cái tương tự nhưng chỉ có giá bằng cỡ 1/3 là 650 triệu, đặt tại xã Hải Xuân.

Ông Lương Hồng Nhị-Phó Giám đốc công ty Tân Thiên Phú, nơi có khoảng 150 lò đốt rác thế hệ cũ được xuất đi khắp cả nước.

Ông Lương Hồng Nhị-Phó Giám đốc công ty Tân Thiên Phú, nơi có khoảng 150 lò đốt rác thế hệ cũ được xuất đi khắp cả nước.

Theo thời gian, lò dần cải tiến thêm về thể tích buồng đốt, hệ thống cấp khí, được cấp cả bằng độc quyền sáng chế rồi bán đại trà.

Thế hệ thứ nhất, lò Losiho có nhiệt độ trong buồng đốt tối đa khoảng 800 độ C, khí thải qua buồng sơ, buồng thứ cấp rồi ra ống khói xả thẳng lên trời nên có nhiều khói bụi.

Thế hệ thứ hai, lò Bamboo có nhiệt độ trong buồng đốt tối đa khoảng 1.000 độ C, quan trọng hơn khí thải được hút vào bể nước vôi và hóa chất để trung hòa, lọc xong rồi mới xả ra môi trường nên khá sạch.

Thiên Phú đã bán ra được tổng cộng khoảng 150 lò thế hệ cũ khắp trong Nam, ngoài Bắc trong đó chừng 15 cái đã được cải tạo lại hệ thống xử lý khí.   

Còn về công viên bãi rác, năm 2017 bãi rác dạng chôn lấp rộng 1,2 ha của thị trấn bị quá tải, ô uế lan tràn nên công ty đã nhận xử lý bằng công nghệ mới.

Sau 1 năm lò đốt công suất 1 tấn/h đi vào vận hành, một mặt xử lý nốt rác cũ tồn đọng nhiều năm, một mặt xử lý rác thải hàng ngày của thị trấn cũng như các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Với niềm đam mê về môi trường, anh Kiều đã cho trồng xung quanh 500 gốc cây, thảm 6.000m2 cỏ, đào một cái ao thả cả thả súng ngay sát lò đốt rác để biến nó thành một công viên thực sự.

Để chứng minh độ sạch của thế hệ lò thứ hai với nhiều cải tiến về xả thải, ông Nhị đưa cho tôi bảng kết quả kiểm tra của Trung tâm Quan trắc Môi trường Miền Bắc với 17 thông số trong đó quan trọng nhất là Dioxin/furan đạt 0,537 ng/Nm3 dưới ngưỡng so với Quy chuẩn 61 (quy định là 0,6 ng/ Nm3).

Tập thể dục trong công viên bãi rác thị trấn Xuân Trường.

Tập thể dục trong công viên bãi rác thị trấn Xuân Trường.

Bài liên quan

Điều này khiến cho tôi rất vui nhưng cũng chợt lo lắng cho khoảng 150 cái lò thế hệ cũ mà Tân Thiên Phú đã bán ra khắp cả nước trong đó riêng tỉnh Nam Định có khoảng 60 cái và nhiều lò của các công ty khác nữa cũng cùng công nghệ, được lắp trước khi có Quy chuẩn 61 ra đời.

Chúng vẫn ngày ngày vô tư xả khói lên trời mà người dân và cán bộ địa phương thường đinh ninh rằng khói trắng là an toàn, khói đen là độc hại.

Theo như đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thì từ khi có các lò đốt rác chỉ duy nhất một lần đơn vị tiến hành quan trắc chỉ tiêu dioxin/furan của lò đặt ở xã Hải Xuân huyện Hải Hậu công nghệ của công ty Tân Thiên Phú. Hồi đó nồng độ của hai chỉ tiêu này đạt Quy chuẩn 30, cụ thể là 1,53 ng/Nm3 trong khi Quy chuẩn cũ là 2,3 ng/Nm3.

Tuy nhiên, so với Quy chuẩn 61 mới về sau thì những thế hệ lò này gấp gần 3 lần. Đó là chưa kể những lò đốt rác thế hệ cũ ngày một hư hại đi, lượng rác mỗi lúc một quá tải, cộng thêm khả năng vận hành hạn chế của các nhân viên thì nó còn xả thải ra chất độc màu da cam dioxin gấp nhiều lần so với thiết kế kỹ thuật ban đầu.

Chỉ hợp ở hoàn cảnh lịch sử nhất định

Ông Ngô Doãn Dự-Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Xuân Trường khẳng định với tôi rằng từ quê mình lò rác đã xuất được đi muôn nơi: Toàn tỉnh Nam Định bây giờ đa phần là công nghệ của Tân Thiên Phú và đặc biệt các địa phương khác bây giờ cũng đang muốn về Xuân Trường để học tập cách đốt rác bằng lò. Bộ trưởng rồi lãnh đạo trung ương cũng đã về đây và thấy hay nên tuyên truyền, vận động tiếp…

Ao điều hòa, thả cá, thả súng ngay lò đốt rác ở công viên bãi rác Xuân Trường.

Ao điều hòa, thả cá, thả súng ngay lò đốt rác ở công viên bãi rác Xuân Trường.

Theo ông Dự công nghệ xử lý này giảm thiểu được rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, tại khu vực lò vận hành nhìn chung là an toàn, không có tình hình dân kiến nghị này nọ.

Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao, quy chuẩn ngày một tiến bộ nên các lò đốt rác cỡ nhỏ kiểu này có lẽ chỉ phù hợp với khoảng thời gian nhất định.

Trước mắt, đành phải chấp nhận như thế còn trong xu hướng chung quy mô lò đốt rác phải lớn, công nghệ phải hiện đại, thu gom và xử lý phải cho phạm vi nhiều xã, thị trấn chứ không được dàn trải.

Để làm được như thế, hiện tại đang có nhiều vướng mắc rất nan giải. Thứ nhất là kinh phí, không chỉ cho đầu tư ban đầu mà còn cho cả  vận hành nữa. Thứ hai là quy mô lớn như thế đặt ở đâu trong khi dân nơi nào cũng sợ khi có bãi rác lớn quy hoạch về quê mình?

Rác chưa cháy hết đã cào ra khỏi lò.

Rác chưa cháy hết đã cào ra khỏi lò.

Chị Nguyễn Mai Liên-cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện thống  kê hiện Xuân Trường có 15 xã, thị trấn có lò đốt rác. Phần lớn vận hành khá tốt nhưng cũng không ít nơi nơi rác ứ đọng nhiều do công suất lò nhỏ, các bộ phận đốt nhanh hỏng, khâu phân loại rác thải kém...

Khoảng 1/3 số lò đã qua điều chỉnh bằng cách nâng cao nền nhiệt trong buồng đốt, độ cao của ống khói cũng như thu khói vào bể nước vôi để lọc khí độc trước khi xả thải. Dẫu vậy, khâu vận hành của người lao động là rất quan trọng.

Lúc nào mở, đóng cửa lò, ủ trong bao nhiêu phút, nhiệt độ bao nhiêu mới được cho thêm rác vào thì sẽ hoạt động tốt, khí thải mới ra khói trắng được còn không sẽ toàn là khói đen: “Theo quy chuẩn nhiệt độ buồng đốt phải đạt 900độ C trở lên nhưng thực ra để đạt cỡ 700-800 độ C đã tốt lắm rồi”.

Đây là những thực tế

Tôi cùng chị xuống lò đốt rác của xã Xuân Phú để thực tế. Đây là một lò đốt thế hệ đầu, công suất 500kg/h nhưng về sau được cải tiến hệ thống lọc khí lên kiểu thế hệ hai.

Tuy nhiên cách vận hành của người làm ở đây lại khiến chúng tôi phải ngán ngẩm bởi nó không khác đốt lộ thiên là mấy. Rác chưa qua phân loại, rất ẩm ướt được ném thẳng vào. Cửa lò thường xuyên mở để liên tục nhồi tiếp rác.

Xỉ tro trong lò đang còn cháy đã được đổ ra bãi rác.

Xỉ tro trong lò đang còn cháy đã được đổ ra bãi rác.

Chị Lê Thị Sợi phân bua: “Có ba người làm nhưng những ngày sau Tết nhiều rác, mỗi buổi phải trên 20 xe chở về, chồng tôi và hai người con rể gom suốt mà cũng không xuể”.

Xỉ than còn đang cháy rừng rực đã được chị cào lên xe rùa rồi đổ ngay ra ngoài nên cả bãi lại âm ỉ cháy tiếp. Chính vì kiểu đốt này mà nhiệt độ trong lò không đủ cao để xử lý các khí độc phát sinh mà nhất là dioxin.

Với số tiền phí rác ít ỏi 5.000 đồng/người/tháng, cả xã Xuân Phú thu được mỗi tháng khoảng 25-30 triệu. Phần giữ lại để bảo dưỡng máy móc, phần chia cho đội ngũ vận hành, thu gom nên mỗi người chỉ được cỡ 3,5 triệu khiến cho họ chỉ làm với trách nhiệm hầu như là rất thấp.

Tỉnh Nam Định hiện có 109 xã, thị trấn lắp đặt lò đốt rác, phần lớn là theo công nghệ cũ và không được quan trắc hai chỉ số dioxin/furan trong suốt quá trình hoạt động để biết xem trong làn khói trắng hay khói đen chất chứa những gì, nồng độ bao nhiêu, nguy hại thế nào...

Chở rác về lò đốt.

Chở rác về lò đốt.

Theo quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định hiện đơn vị đang vận hành 22 giếng quan trắc nước ngầm, về cơ bản chất lượng nước của các vùng như Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng... là khá tốt. Bởi thế nguyên nhân bệnh tật nghi do ô nhiễm nước có thể được loại bỏ.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…