| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao kiến thức nuôi ong ở vùng cao nguyên đá

Thứ Sáu 10/04/2020 , 11:10 (GMT+7)

Mật ong bạc hà là một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Hà Giang trên vùng cao nguyên đá.

Phát triển nghề nuôi ong ở Hà Giang, mang lại thu nhập tốt cho người dân địa phương.

Phát triển nghề nuôi ong ở Hà Giang, mang lại thu nhập tốt cho người dân địa phương.

Sản phẩm quý, giá trị cao

Trong mật ong có mùi hương của hoa bạc hà và có tác dụng dược lý trong phòng, trị một số bệnh. Vì vậy, giá bán của loài mật ong bạc hà thường khá cao, bình quân từ 700 – 800 nghìn đồng/lít, có thời điểm tới 900 nghìn đồng/lít.

Vì vậy, để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của mật ong bạc hà, các cơ quan chuyên môn ngành NN-PTNT của Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan chức năng Trung ương đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong; kỹ thuật khai thác và bảo quản mật ong bạc hà… cho các hộ nuôi ong tại 4 huyện cao nguyên đá.

Vùng cao nguyên đá của Hà Giang gồm 4 huyện là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Hoa bạc hà là loài cây mọc hoang dã trong tự nhiên và chỉ sinh trưởng, phát triển từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch của năm sau.

Vì vậy, nghề nuôi ong khai thác phấn hoa cây bạc hà của đồng bào các dân tộc nơi đây đã có truyền thống từ lâu đời.

Trong năm 2013, mật ong bạc hà Mèo Vạc của Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (Quyết định số 316/QĐ-SHTT về việc Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00035 cho sản phẩm mật ong bạc hà huyện Mèo Vạc).

Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 32.865 đàn ong, trong đó đàn ong được cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà tại 4 huyện cao nguyên đá là 21.750 đàn (chiếm 66,2% tổng số đàn ong của toàn tỉnh), trong đó có 27 tổ chức và 4.700 hộ tham gia nuôi ong.

Nhưng theo đánh giá của Cục Chăn nuôi và những người trực tiếp tham gia nuôi ong, thì loài ong ngoại (ong Ý) gây ảnh hưởng rất lớn đến đàn ong nội địa phương. Đàn ong ngoại không chỉ tranh chấp khốc liệt về nguồn phấn hoa bạc hà, nhất là vào thời kỳ khan hiếm mật hoa mà còn là kẻ thù tiêu diệt đàn ong nội địa phương. Vì vậy, Cục Chăn nuôi khuyến cáo tỉnh Hà Giang cần đưa ong nội của địa phương vào danh sách bảo tồn.

Ngành NN-PTNT Hà Giang đã xây dựng Qui trình Bảo tồn đàn ong nội trình UBND tỉnh Hà Giang kiến nghị với các bộ, ngành chức năng của Trung ương trong công tác bảo tồn đàn ong nội của tỉnh. Bên cạnh đó, các ngành chức năng của Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương xây dựng Qui trình bảo tồn và phát triển giống cây hoa bạc hà để nâng cao sản lượng và chất lượng của mật ong bạc hà.

Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình bảo tồn và phát triển đàn ong nội; nâng cao kiến thức cho người dân thông qua các chương trình tập huấn; nâng cao hiệu quả trong quá trình giám sát chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm mật ong bạc hà.

Phụ thuộc cây bạc hà

Do đặc điểm, cây hoa bạc hà chỉ sinh trưởng từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch của năm sau, cũng chính là thời kỳ khai thác mật ong bạc hà của người dân tại 4 huyện cao nguyên đá.

Sau thời kỳ trên, người nuôi ong lại phải di chuyển đàn ong đến các điểm khai thác mật của các loài cây khác hoặc cho ong ăn thêm để bảo vệ và duy trì giống ong cho vụ hoa bạc hà của vụ tới.

Xuất phát từ thực tiễn đó, nên sản lượng mật ong bạc hà  của Hà Giang phụ thuộc rất lớn vào số lượng cây bạc hà sinh trưởng mỗi năm. Đã có nhiều người nuôi ong mật bạc hà trên cao nguyên đá cho rằng nghề nuôi ong mật bạc hà như chơi canh bạc vì có năm được, năm mất do phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây bạc hà.

Từ thực tiễn đó, để nâng cao nguồn phấn hoa bạc hà tại 4 huyện cao huyên đá, các ngành chuyên môn của Hà Giang đã triển khai thu thập hạt giống vào thời kỳ cuối vụ và gieo trồng cây bạc hà trên những diện tích đất bỏ hoang và đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả.

Bên cạnh những khó khăn đó, người nuôi ong mật bạc hà lại phải đối mặt với sự có mặt của đàn ong ngoại khi những người nuôi ong ngoại tỉnh đưa đàn ong của họ lên khai thác phấn hoa cây bạc hà trên vùng cao nguyên đá.

Ngoài ra, Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh và là một tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, nên sự có mặt của những người nuôi ong ngoại tỉnh không chỉ gây khó khăn cho sự phát triển của đàn ong nội mà còn gây mất an ninh trật tự tại các cơ sở mà họ đặt thùng ong.

Từ thực tiễn đó, để bảo vệ và phát triển thương hiệu “Mật ong Bạc hà” cũng như bảo vệ được đàn ong nội và tạo sinh kế cho người nuôi ong, các cấp chính quyền tại 4 huyện cao nguyên đá và các ngành chức năng của Hà Giang đã đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm giúp người dân vùng cao nguyên đá nói chung và những người nuôi ong nói riêng nâng cao kiến thức về nuôi và phòng trị dịch bệnh cho đàn ong; kỹ thuật nhân đàn; kỹ thuật khai thác và bảo quản mật ong…

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Trong những năm qua các ngành chuyên môn của tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi ong đối với người dân 4 huyện cao nguyên đá. Đây cũng chính là nền tảng giúp người nuôi ong nâng cao năng suất, chất lượng mật ong bạc hà và góp phần bảo tồn giống ong nội của địa phương.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.