| Hotline: 0983.970.780

Năng suất, chất lượng dừa Việt Nam hàng đầu thế giới

Chủ Nhật 17/11/2019 , 09:33 (GMT+7)

Sáng 17/11, tại TP Bến Tre, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa thích ứng biến đổi khí hậu”.

Hội thảo lần này, các cơ quan chức năng, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng thảo luận đánh giá thực trạng cây dừa Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị dừa.

Theo ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, diện tích trồng dừa ở Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong 93 nước trồng dừa trên thế giới. Theo đánh giá của ICC, Việt Nam là một quốc gia có năng suất và chất lượng trái cao nhất trên thế giới.

Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị dừa được tổ chức sáng 17/11.

Ở Việt Nam cây dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau các cây cao su, hồ tiêu, điều. Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 160.000 tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung  và ĐBSCL. Trong đó, ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích dừa cả nước với diện tích khoảng 130.000 ha. Các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn là: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long.Từ đó, dừa được xác định là cây trồng quan trong cung cấp nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp.

Tại Bến Tre, hiện có gần 200.000 hộ dân trồng dừa, với diện tích trên 72.000 ha. Sản xuất dừa vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung nguồn nguyên liệu. Còn khó khăn cho các doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao chuỗi giá trị ngành dừa và thu nhập cho người nông dân.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.