| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên

Thứ Tư 06/08/2014 , 08:36 (GMT+7)

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống & vật tư hàng hoá nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được thành lập năm 2007. 

Với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã góp phần nâng cao nhận thức SX an toàn cho nông dân, đặc biệt là nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

Theo quy định, Trung tâm Kiểm định chất lượng giống & vật tư hàng hoá nông nghiệp được Sở NN-PTNT Thái Nguyên giao bổ sung nhiệm vụ giám sát, chứng nhận quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt. Năm 2010, Trung tâm được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chỉ định là Tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn; Cục Chăn nuôi chỉ định là Tổ chức chứng nhận VietGHAP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong.

Trên thực tế, là đơn vị được hình thành trên vùng đất chè nên hầu hết các chứng nhận VietGAP do Trung tâm cấp chủ yếu là cho sản phẩm chè an toàn tại Thái Nguyên.

Ông Lê Huy Phúc, Chủ nhiệm HTX Tân Thành, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết, đến nay HTX đã 3 lần được cấp chứng nhận VieGAP. Khi đã được cấp chứng nhận này tức là sản phẩm chè đã cập chuẩn chung. Điều đó đồng nghĩa với việc giá trị và chất lượng của chè được nâng cao.

Thông thường, giá bán chè VietGAP cao hơn mức giá thông thường trên địa bàn từ 15 - 20%. Tuy nhiên, người làm chè an toàn cần phải có trách nhiệm rất cao, tính tự giác tốt thì mới giữ được thương hiệu mà mình đã dày công tạo nên.

"Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân và người làm chè xứ Thái tiếp cận nâng cao nhận thức, phương thức SX chè an toàn.
Ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, xúc tiến tuyên truyền để xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình chè VietGAP, góp phân không ngừng nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên", ông Tuấn chia sẻ.

Theo ông Phúc, những kỹ năng, tư duy SX an toàn không thể hình thành trong ngày một ngày hai. Đó là một quá trình mà cán bộ hướng dẫn đã tận tâm, tận tụy với công việc, lăn lộn cùng bà con nông dân. Ngay cả khi sản phẩm chè VietGAP đã ra đời thì việc gìn giữ, phát huy bền vững cũng có công lao quan trọng của tổ chức chứng nhận.

Ở một địa bàn khác, ông Đồng Văn Nam, Tổ phó tổ hợp tác SX chè VietGAP Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) cho biết, cái được lớn nhất của làm chè GAP là bảo vệ được sức khoẻ của người nông dân, bảo vệ được đất đai, đồi bãi. Không giấu giếm, ông Nam cho hay: "Từ trước đến nay, dân Làng Bát ít ai biết bón chè bằng phân hữu cơ.

Việc chăm sóc chè thì mạnh ai nấy làm, mỗi nhà một phách vì không ai tiết lộ bí quyết cho ai. Cứ chăm, cứ thúc cho chè lên càng mau lứa càng được coi là giỏi. Phun thuốc thì thì cứ sâu chết đến hết sâu là được. Lúc thu hái hay bảo quản cũng vậy, không phải bởi không có ý thức làm chè sạch mà trên thực tế người dân nắm bắt kỹ thuật SX chè an toàn còn rất hạn chế.

Nhờ cán bộ của Trung tâm Kiểm định chất lượng giống & vật tư hàng hoá nông nghiệp tận tình chỉ bảo, bây giờ bất kể ai muốn “động” đến chè thì đều phải báo cáo, ghi chép đầy đủ, nếu “lệch” so với quy trình thì coi như lô chè đó không được chứng nhận. Kể cả là truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm".

Ông Nam cũng khẳng định, hầu hết các hộ dân đều nhận thấy việc SX theo quy trình mới đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Tháng 3/2014, Trung tâm Kiểm định chất lượng giống & vật tư nông nghiệp Thái Nguyên đã chính thức được chỉ định là Tổ chức chứng nhận VietGAP chuyên biệt cho sản phẩm chè an toàn tại Thái Nguyên.

Ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm cho biết, với bề dày kinh nghiệm mà đội ngũ cán bộ của đơn vị đã hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, cùng với việc phân giao nhiệm vụ chuyên biệt chắc chắn sẽ là thử thách mới đối với Trung tâm.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.