| Hotline: 0983.970.780

Nếp tan Mường Và nức tiếng Tây Bắc

Thứ Năm 14/11/2019 , 14:43 (GMT+7)

Nếp tan Mường Và là đặc sản lâu đời được bà con dân tộc huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) gieo trồng, canh tác, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Giống lúa nếp tan được canh tác phổ biến từ lâu trên địa bàn huyện Sốp Cộp, bao gồm: Tan Đỏ, Tan Nhe, Tan Lo và một số giống mới được du nhập vào trồng những năm gần đây, như: Tan Pụa, Tan Lanh, Tan Hin.

Toàn huyện hiện có trên 1.100 ha trồng lúa nếp tan, sản lượng hàng năm khoảng 4.500 - 5.000 tấn. Diện tích lúa nếp tan tập trung chủ yếu tại 5 xã: Mường Lạn, Mường Và, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh, với diện tích trên 850 ha, tương đương với sản lượng khoảng 3.700 tấn.

Giống lúa nếp tan Mường Và nổi tiếng của huyện biên giới Sốp Cộp.

Xã Mường Và là địa phương trồng lúa nếp tan lớn nhất với gần 300 ha. Tên nếp Mường Và được thống nhất sử dụng để đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp, cũng là sản phẩm duy nhất của huyện nằm trong danh sách 20 sản phẩm tiêu biểu OCOP tỉnh Sơn La.

Nếp tan Mường Và có hàm lượng protein trong gạo khoảng 12,04%, khá cao so với những loại gạo khác như gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên (trên dưới 8%), gạo tám Hải Hậu (khoảng 9%), nếp cái hoa vàng Đại Thắng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) có hàm lượng protein trên dưới 7%. Đây là một đặc tính nổi bật của nếp tan Mường Và - Sốp Cộp, góp phần tạo nên thương hiệu riêng cho loại nếp tan này.

Giống lúa có hương vị thơm ngon là sản phẩm tiêu biểu của huyện Sốp Cộp.

Anh Nguyễn Duy Phượng, Giám đốc HTX Nam Phượng, cho biết, giống lúa nếp tan được bà con các dân tộc: Lào, Thái... ở bản Mường Và lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhà nào cũng có từ 1 đến 2 sào ruộng để trồng. Nếp tan mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Bà con bắt đầu gieo mạ từ cuối tháng 4, cấy vào tháng 6, 7 vì tuổi mạ giống lúa này kéo dài hơn tháng (bình quân khoảng 40 đến 45 ngày). Bắt đầu thu hoạch từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11.

Riêng HTX Nam Phương năm vừa qua đã xuất 100 tấn lúa nếp tan, với giá 1,2 triệu đồng/tấn. Thị trường sản phẩm rộng lớn từ Hà Nội vào TP.Hồ Chí Minh…

Anh Phượng chia sẻ: “Nhờ trồng lúa nếp tan đời sống bà con được nâng cao, với giá bán 3,5- 4 triệu/sào nhiều gia đình đổi đời. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này lên đến 400ha”.

Sau 2 năm lúa nếp tan được cấp chứng nhận bảo hộ, thương hiệu “Nếp Mường Và - Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp. Huyện đã xây dựng được hệ thống nhận diện cũng như các quy định quản lý, sử dụng, kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và - Sốp Cộp”; xây dựng các phương tiện quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm gạo nếp mang nhãn hiệu chứng nhận nếp Mường Và theo chuỗi giá trị; hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc... Đến nay, đã có 250 hộ gia đình, đơn vị đăng ký nộp hồ sơ xin sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và - Sốp Cộp”.

Để sản xuất ra sản phẩm phẩm đạt tiêu chuẩn mang nhãn hiệu chứng nhận, lúa nếp tan phải tuân thủ các quy tắc ngặt nghèo như: Làm mạ, cấy lúa, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Qua việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, thị trường và kênh phân phối gạo nếp tan cũng bước đầu được mở rộng. Trước đây, gạo nếp tan cũng được đưa đến các tỉnh khác nhưng thông qua các kênh không chính thức như họ hàng, gia đình, người thân, bạn bè.

Cánh đồng trồng lúa nếp tan Mường Và nhìn từ trên cao.

Theo ông Lò Văn Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sốp Cộp, đánh giá: “Sau khi được cấp chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm nếp tan Mường Và đã nâng cao danh tiếng của gạo. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần ổn định thu nhập cho người dân trồng lúa. Nhiều người tiêu dùng đã biết đến gạo đặc sản thơm ngon và gạo nếp tan Mường Và trở thành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, từng bước cụ thể hóa mục tiêu đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững”.

Cũng theo ông Việt, điều quan trọng nhất phải tạo nên được mối liên kết giữa các hộ nông dân, song song với xây dựng và phát triển đề án mỗi xã một sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Sơn La năm 2019. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao; nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị. Thời gian tới, huyện phấn đấu tăng từ 1,5 - 2 lần sản lượng gạo nếp tan Mường Và so với hiện nay.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm