| Hotline: 0983.970.780

Nếu để chết người vì bệnh dại, Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm

Thứ Ba 16/01/2024 , 12:01 (GMT+7)

Thanh Hóa Nếu để xảy ra bệnh dại gây tử vong trên người, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa xuống trực tiếp hiện trường để giám sát tiêm phòng dại.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa xuống trực tiếp hiện trường để giám sát tiêm phòng dại.

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam - Cục Thú y, tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 235 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 80 người tử vong (trong 5 năm qua, cả nước bệnh dại đã làm 410 người tử vong, có 2,7 triệu người phải tiêm phòng vacxin và điều trị dự phòng bệnh dại).

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 2 người tử vong do tiếp súc với chó mắc bệnh dại.

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh dại do bị chó, mèo cắn. Trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh, bệnh dại đã làm 30 người tử vong và có 85.145 người phải tiêm phòng và điều trị dự phòng do bị chó, mèo cắn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và kinh tế.

Để kịp thời xử lý dứt điểm những tồn tại trên, chủ động khống chế, ngăn chặn hiệu quả bệnh dại trên địa bàn tỉnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, tập trung nguồn lực để chỉ đạo tổ chức thực hiện “Năm cao điểm công tác tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó, mèo” trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống bệnh dại theo quy định.

Theo đó, Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở NN-PTNT, Sở Y tế,... chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban, đơn vị liên quan tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số lượng chó, mèo nuôi ở từng hộ, từng khu dân cư, thôn, xã, phường, thị trấn.

Trên cơ sở thống kê chính xác đàn chó, mèo xây dựng kế hoạch, phương án và có các giải pháp cụ thể triển khai, tổ chức thục hiện nhiệm vụ. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm và không chấp hành tiêm phòng vacxin dại theo quy định.

"Nếu các đơn vị thống kê số lượng chó, mèo không chính xác, tiêm vacxin phòng bệnh dại đạt thấp, để xảy ra dịch bệnh dại, gây tử vong trên người trên địa bàn thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh", văn bản chỉ đạo nhấn mạnh.

Ngoài ra, cơ quan được giao trách nhiệm triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh dại ở người và động vật.

Phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận hộ dân, thôn, bản, tổ dân phố để phát hiện sớm bệnh dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời. Báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin dại chó, mèo theo quy định.

Tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả, đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vacxin cho đàn chó, mèo.

Công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh dại. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để xử lý kịp thời.

Chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm phòng vacxin dại; xây dựng kế hoạch dự phòng kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bắt chó, hoá chất, vacxin để phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

Đối với các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêm vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nói riêng, các loại vacxin gia súc, gia cầm nói chung trong nhiều năm qua, cần chủ động kế hoạch bố trí kinh phí chuẩn bị vacxin, hóa chất, vật tư, thiết bị hỗ trợ cho công tác tiêm phòng trên địa bàn và báo cáo, đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định của pháp luật, đảm bảo trật tự an ninh trên các địa bàn. Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển chó, mèo không rõ nguồn gốc...

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.