| Hotline: 0983.970.780

New Zealand cho bò uống cocktail để giảm lượng khí mê-tan

Thứ Tư 28/04/2021 , 20:37 (GMT+7)

New Zealand đang thử nghiệm cho bò dùng cocktail để xem liệu điều đó có thể giúp giảm thiểu lượng khí mê-tan thải ra.

Bò và các loài nhai lại khác sử dụng vi sinh trong dạ dày để phá vỡ các chất xơ dai mà con người không thể tiêu hóa được. Ảnh minh họa: AFP.

Bò và các loài nhai lại khác sử dụng vi sinh trong dạ dày để phá vỡ các chất xơ dai mà con người không thể tiêu hóa được. Ảnh minh họa: AFP.

Theo đó, một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới, Fonterra Cooperative Group, đang dùng loại cocktail mang nhãn hiệu “Kowbucha”, một loại thức uống nổi tiếng lên men kombucha, để xem liệu nó có thể giảm lượng khí mê-tan thải ra từ 4,9 triệu con bò của New Zealand hay không.

Không giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, New Zealand phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, đặc biệt là bò và cừu. Vì vậy, trong khi những nước khác tập trung vào việc cắt giảm carbon dioxide, thì New Zealand lại gặp vấn đề lớn hơn nhiều với các loại khí sinh ra trong dạ dày động vật.

Jeremy Hill, một nhà nghiên cứu khoa học của Fonterra Cooperative Group cho biết: “Các chất lên men được tạo ra có thể có những tác động khá lớn đến tiêu hóa, không chỉ ở người mà còn ở động vật. Kowbucha là một trong những lựa chọn của công ty, và công ty cũng đang xem xét các lựa chọn khác bao gồm cả rong biển".

Công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu và cũng giống như các giải pháp tiềm năng khác xử lý khí thải mê-tan từ bò, phải đối mặt với các câu hỏi về cách triển khai và liệu người nông dân có đủ khả năng chi trả hay không. Nhưng điều quan trọng đối với New Zealand là liệu quốc gia này đạt đến mức thải ròng bằng không không.

Mê-tan, được tạo thành từ carbon và hydro, ảnh hưởng gấp 56 so với tác động của khí CO2 làm Trái đất nóng lên khi được đo trong vòng 20 năm.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc hậu thuẫn ước tính cần giảm lượng mê-tan toàn cầu 40-45% vào năm 2030 để có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Hơn nữa, bởi vì khí mê-tan chỉ tồn tại trong khí quyển trong một thập kỷ, việc giảm khí mê-tan có thể mang lại chiến thắng tương đối nhanh so với CO2, là loại khí tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Đánh giá khí mê-tan toàn cầu, sẽ được công bố vào tuần tới, cho thấy rằng việc hạn chế lượng khí thải mê-tan do con người gây ra ở mức 45% vào năm 2030 sẽ giảm gần 0,3 độ C nhiệt độ nóng lên toàn cầu vào những năm 2040, ngăn chặn hơn 1/4 triệu người chết sớm.

Nhưng biện pháp khoa học làm giảm thiểu khí thải do tiêu hóa của bò khó hơn rất nhiều so với việc hạn chế phát thải khí mê-tan khác, chẳng hạn như từ các mỏ dầu và khí đốt bùng phát hoặc rò rỉ từ các bãi chôn lấp.

Bò và các loài nhai lại khác sử dụng vi sinh trong dạ dày để phá vỡ các chất xơ dai mà con người không thể tiêu hóa được. Do đó, việc kiềm chế mê-tan do chúng tạo ra đòi hỏi phải điều chỉnh sinh học và sinh lý học của động vật.

Cũng như giải pháp Kowbucha, Fonterra đang nghiên cứu sử dụng rong biển đỏ để ngăn chặn vi khuẩn.

Công ty hợp tác với Công ty dinh dưỡng Royal DSM NV của Hà Lan để đẩy nhanh việc triển khai Bovaer, một chất bổ sung thức ăn tổng hợp đã được chứng minh là làm giảm lượng khí thải mê-tan khoảng 30%.

Công ty có ngân sách nghiên cứu 72 triệu USD hàng năm, cũng đã nghiên cứu phát triển những con bò “thông minh với khí hậu” có dạ dày thải ra ít mê-tan hơn, cũng như nghiên cứu phát triển vacxin.

Nhưng việc sản xuất ra những con bò thân thiện với khí hậu phải mất nhiều năm và việc phát triển vacxin là “rất, rất khó”, Hill cho biết.

Rong biển, đã thu hút nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây, rất khó ăn đối với những vật nuôi đồng cỏ, những loài không thích mùi vị và có thể có các vấn đề về an toàn đối với các chất như bromoform, một hóa chất độc hại được tìm thấy với số lượng nhỏ trong thực vật đại dương.

Theo Dan Blaustein-Rejto, Giám đốc nông nghiệp và thực phẩm tại tổ chức nghiên cứu môi trường Breakthrough Institute, các công ty sữa đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ người tiêu dùng để giảm lượng khí thải carbon của vật nuôi.

Tạo ra các sản phẩm thân thiện với khí hậu hơn có thể cho phép họ giành lợi thế và có thể giúp chống lại sự cạnh tranh từ một số lượng sản phẩm thay thế ngày càng tăng, chẳng hạn như sữa yến mạch, bánh mì kẹp thịt thuần chay và các lựa chọn thay thế có nguồn gốc thực vật khác.

Nếu thành công, những nỗ lực của New Zealand có thể trở thành một trường hợp thử nghiệm cho ngành chăn nuôi toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia như Ireland và Brazil dựa vào động vật nhai lại để có một phần doanh thu xuất khẩu. Nhưng Ủy ban biến đổi khí hậu cho biết các công nghệ đang được phát triển không thể được tính đến để đáp ứng mục tiêu tạm thời.

Harry Clark, ủy viên của Ủy ban biến đổi khí hậu, cho biết: “Viên đạn bạc (ám chỉ giải pháp dễ dàng, nhanh chóng-PV) cho công nghệ sản xuất sữa mới chỉ được tính tới trong 12 năm qua. Nó vẫn chưa thành công".

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm