| Hotline: 0983.970.780

New Zealand đề xuất loại bỏ nhãn dán trái cây bằng nhựa

Thứ Tư 30/06/2021 , 21:13 (GMT+7)

Việc chính phủ New Zealand đề xuất loại bỏ nhãn dán trái cây bằng nhựa vào năm 2023 gây bất ngờ cho ngành trồng trọt và đóng gói trái cây của nước này.

Bà Heidi Stiefel, Giám đốc cung cấp thực phẩm hữu cơ của Bostock New Zealand, khoe nhãn dán táo PLU có thể phân hủy vào năm 2019. Ảnh: Stuff.

Bà Heidi Stiefel, Giám đốc cung cấp thực phẩm hữu cơ của Bostock New Zealand, khoe nhãn dán táo PLU có thể phân hủy vào năm 2019. Ảnh: Stuff.

Bộ trưởng Môi trường David Parker thông báo rằng một loạt các mặt hàng nhựa sử dụng một lần, bao gồm bao bì thực phẩm và đồ uống khó tái chế, bông mút, ống hút và nhãn trái cây, sẽ bị loại bỏ dần trong ba giai đoạn, từ cuối 2022 tới tháng 7/2025.

Ông Parker cho biết thời điểm ra lệnh cấm nhằm tạo ra sự cân bằng giữa lời kêu gọi hành động của công chúng và nhu cầu của các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Nhưng nhà sản xuất bao bì Jenkins Freshpac cho biết mốc thời gian 2023 cho nhãn dán, được sử dụng để xây dựng thương hiệu và xác định sản phẩm, là quá ngắn.

Tổng Giám đốc Jenkins Freshpac, Jamie Lunam, cho biết họ đã làm việc chặt chẽ với Chính phủ trong quá trình tham vấn nhưng không hề hay biết mốc thời hạn đặt ra vào năm 2023.

Công ty đã ủng hộ việc loại bỏ nhãn dán trái cây không thể phân hủy vào năm 2025 và đang thực thi một số kế hoạch để chuyển đổi, ngay cả trước khi các tài liệu tham vấn được phát hành vào năm ngoái.

Các hoạt động tái chế của New Zealand đang được giám sát chặt chẽ trong bối cảnh hàng trăm tấn nhựa vẫn đang được gửi đến các nước như Malaysia và Thái Lan.

“Điều đáng lo ngại là, mặc dù chúng tôi rất ủng hộ ý định của những gì Bộ Môi trường đang cố gắng đạt được, nhưng tại thời điểm này, chưa xuất hiện giải pháp nhựa tự phân hủy tại nhà nhằm đáp ứng được nhu cầu của mọi người”, ông Lunam lo lắng.

Lunam cho biết nhãn dán giấy không hiệu quả trong thời gian dài sản phẩm xuất khẩu nằm trong chuỗi cung ứng và không bám dính tốt trên mọi bề mặt.

Jenkins Freshpac đã phát triển hai tùy chọn nhãn dán trái cây có thể phân hủy sau khi nghiên cứu vấn đề này trong gần một thập kỷ. "Những tùy chọn này cũng không hiệu quả tốt trên mọi sản phẩm và sẽ rất khó để ngành công nghiệp áp dụng nhanh chóng", ông nói.

Giám đốc điều hành HortNZ, Nadine Tunley, cho biết thông báo này gây bất ngờ vì Chính phủ đã đảm bảo rằng họ sẽ tham khảo ý kiến ​​của ngành trước khi đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào.

Các nhãn dán là một công cụ quan trọng, thể hiện nguồn gốc, người trồng và sự đa dạng của từng loại trái cây, đồng thời đóng vai trò truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

"Nhãn dán trái cây cần bám chặt vào trái mà không làm hỏng trái, chịu được lạnh và ẩm. Ngành làm vườn cần thời gian để phát triển các loại nhãn trái cây mới, không sử dụng nhựa. Đồng thời sẽ tăng chi phí đáng kể", bà Tunley cho biết

“Dù chúng tôi có thêm 10 triệu NZD nữa thì có lẽ vẫn không đẩy nhanh tiến độ được. Đó là do vấn đề kỹ thuật. Chúng tôi có động lực và có những khách hàng gắn bó, tất cả đều muốn xem kết quả. Quy định thời gian thực sự gây áp lực", bà bổ sung.

Mặc dù vậy, bà cho biết công ty sẽ chấp nhận thách thức và sẽ làm bất cứ điều gì có thể để đáp ứng thời hạn.

Người trồng táo hữu cơ John Bostock cho biết Bostock New Zealand đã sử dụng nhãn dán có thể phân hủy trong hai năm và ủng hộ các kế hoạch của Chính phủ.

Khoảng 95% trái cây của họ được gửi đến châu Âu không phải dán nhãn nhưng các thị trường khác như châu Á và Hoa Kỳ lại yêu cầu phải làm việc đó. Bostock sử dụng nhãn dán có thể phân hủy trên táo Braeburn hữu cơ và táo Pink Lady hữu cơ cho thị trường New Zealand.

"Chúng tôi đang chuyển sang sử dụng ít nhựa hơn trong toàn công ty và liên tục tìm kiếm các lựa chọn đóng gói bền vững hơn. Tuy nhiên, điều này phải trả giá vì bao bì có thể phân hủy đắt hơn rất nhiều", Bostock chia sẻ. "Những miếng dán trái cây có thể phân hủy và túi đựng táo mới có thể phân hủy tại nhà đắt hơn ít nhất ba lần so với các lựa chọn bằng nhựa".

"Cần có các giải pháp đóng gói bền vững để trở nên hợp lý hơn đối với các doanh nghiệp để tạo ra sự thay đổi nhiều hơn và đảm bảo tính bền vững về tài chính", Bostock phân tích.

Còn ông Lunam cho biết, trong khi chi phí sử dụng nhãn dán có thể phân hủy cao hơn, giá thành sẽ giảm xuống khi có nhiều nhà sản xuất tham gia hơn.

(Theo Stuff)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.