| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng

Thứ Tư 30/07/2014 , 09:56 (GMT+7)

Hôm qua (29/7), tại An Giang đã diễn ra hội nghị bàn giải pháp ngăn chặn SXKD phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng... thu hút sự quan tâm của nhiều DN, HTX ở ĐBSCL.

Ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN, cho rằng, thực trạng SX phân bón NPK ở VN rất khó quản lý, bởi có quá nhiều nhà SX, quá nhiều nhãn hiệu. Một nhà SX có đến 3 - 4 nhãn hiệu trên một sản phẩm làm cho người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn.

Theo Hiệp hội Phân bón VN, việc SX phân bón là cần thiết để đảm bảo nông dân được quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp với giá hợp lý. Nhưng quản lý mà không kiểm soát được chất lượng đầu vào, đầu ra thì càng làm thiệt hại nhiều hơn.

Ông Phạm Ngọc Tuynh, Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục QLTT (Bộ Công thương) tại TP.HCM, cho biết: Năm 2013 đã xử lý 1.483 vụ vi phạm về phân bón giả, thuốc BVTV giả, kém chất lượng với số tiền xử phạt 14,5 tỷ đồng tại các tỉnh Nam bộ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã xử lý 131 vụ, với số tiền xử phạt hành chính 1,32 tỷ đồng, chủ yếu là các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.

“Phân bón là loại hàng hóa đặc thù, đã sử dụng bón cho cây trồng thì không thể thu hồi lại được. Do vậy, khi người nông dân mua phải phân bón giả kém chất lượng đem sử dụng và thiệt hại thì không giám định được chất lượng để làm căn cứ xử lý”, ông Tuynh nói.

Tại An Giang, hiện có 1 cơ sở SX, gia công sang chai đóng gói, thiết lập hệ thống cung ứng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, 10 Cty kinh doanh thuốc và 1.500 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV. Tất cả các cửa hàng thuốc được cung cấp bởi gần 70 Cty với hàng ngàn sản phẩm khác nhau để trừ dịch hại.

Do nhu cầu sử dụng cao của người dân mà nạn phân bón giả đã có dịp hoành hành, các vi phạm chủ yếu là SXKD phân bón có chất lượng thấp hơn mức đã công bố, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, không niêm yết giá bán...

Từ năm 2012 đến nay, Chi cục QLTT An Giang đã kiểm tra và xử lý 339 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV (chiếm 28%), trị giá hàng hóa trên 5,6 tỷ đồng, phạt tiền trên 4,8 tỷ đồng.

Theo ông Phan Lợi, Chi cục trưởng Chi cục QLTT An Giang, tình hình vi phạm trong SXKD phân bón đang diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng. Các đối tượng vi phạm rất đa dạng, từ các đại lý buôn bán nhỏ lẻ đến các DN lớn, cá biệt có cả DN nhà nước. Các loại phân bón giả, kém chất lượng chủ yếu là urê, kali và NPK. Trong đó, hành vi vi phạm phổ biến là thiếu hàm lượng các chất dinh dưỡng so với tiêu chuẩn công bố.

“Phân bón giả không thể nhận biết bằng mắt thường, phải qua kiểm định, nhưng thời gian kiểm định kéo dài không xử lý được kịp thời”, ông Phan Lợi khẳng định. Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát chỉ mới dừng lại ở kiểm tra điều kiện kinh doanh, nguồn gốc phân bón nhập khẩu mà chưa chú trọng đi sâu vào kiểm tra chất lượng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận đề ra nhiều nội dung trọng tâm để ngăn chặn tình trạng buôn bán phân bón giả và thuốc BVTV kém chất lượng. Theo đó, Sở Công Thương, Sở NN-PTNT và Chi cục QLTT các tỉnh, TP cần chung tay siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát để thực hiện nghiêm theo Nghị định 202 của Chính phủ.

Xem thêm
Sớm giải quyết các vướng mắc để ứng dụng, phát triển silic trong phân bón

Hiện phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu cho cây trồng trong mẫu đất, phân bón và thực vật chưa nhất quán, gây khó khăn trong khâu công bố, kiểm tra.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.