| Hotline: 0983.970.780

Ngân hàng Nhà nước: 'BIDV không thể đuổi cư dân Harmona ra khỏi nhà'

Thứ Sáu 27/05/2016 , 18:12 (GMT+7)

Nếu ngày 15/6, chủ đầu tư chung cư Harmona (TP HCM) không thể giải quyết dứt điểm khoản nợ vay 240 tỷ đồng thì ngân hàng BIDV phải chuyển sang nợ xấu và tìm nguồn trả nợ khác.

Mấy ngày qua, sau khi chung cư The Harmona toạ lạc tại quận Tân Bình, TP HCM đón nhận thông báo thu hồi tài sản đảm bảo từ Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn trước ngày 9/6/2016, gần 600 hộ dân tại đây, ước tính khoảng 2.000 người đang rơi vào cảnh "ngồi trên chảo lửa" vì lo ngại bị mất nhà. 

Trao đổi với VnExpress, đại diện BIDV cho rằng, do khoản nợ vay quá hạn, dù nhà băng đã tạo điều kiện về thời gian để khách hàng thu xếp trả nợ nhưng Công ty cổ phần Thanh Niên vẫn chưa thanh toán hết nợ quá hạn theo cam kết. Do đó, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên để thu hồi nợ vay.

"Diễn biến mới nhất là trong buổi làm việc hôm qua (26/5), Công ty cổ phần Thanh Niên sẽ thanh toán dứt điểm khoản vay tại ngân hàng thì chúng tôi sẽ giải chấp toàn bộ tài sản", đại diện BIDV nói.

ngan-hang-nha-nuoc-bidv-khong-the-duoi-cu-dan-harmona-ra-khoi-nha
Ngân hàng Nhà nước khẳng định BIDV không thể "đuổi" cư dân chung cư Harmona ra khỏi nhà. Ảnh: Vũ Lê


Liên quan đến vấn đề trên, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, cơ quan này đã có buổi làm việc với chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn và nhận thấy có lỗi ở cả hai phía: ngân hàng và doanh nghiệp.

Về phía chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn, theo ông Minh thì trong quá trình cho vay đơn vị này không có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của dự án chung cư, tức là chưa làm tốt vấn đề thu hồi nợ theo quy chế tín dụng của ngân hàng.

Về phía doanh nghiệp, Công ty cổ phần Thanh Niên khi bán nhà đã không lấy tiền trả nợ cho ngân hàng theo đúng quy định đã ký kết giữa hai bên. Trong số khoảng 600 căn hộ tại chung cư Harmona thì chỉ có 19 căn là được ngân hàng giải chấp và thu được tiền bán nhà từ khách hàng. Số còn lại, doanh nghiệp đã bán và thu tiền mặt để sử dụng vào mục đích khác mà không trả nợ cho ngân hàng.

Bản thân Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư dự án Harmona gồm cả Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình và Công ty cổ phần Thanh Niên, đồng thời yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện trả nợ ngân hàng (khoảng 244 tỷ) theo đúng thỏa thuận nhưng không thành. Do vậy, phía Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn mới quyết định ra văn bản đòi "siết nợ" dự án.

Trước sự việc trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cả hai bên cùng rút kinh nghiệm và ngồi lại với nhau tìm hướng giải quyết hợp lý. Theo cam kết mới nhất của các bên thì đến ngày 15/6, Công ty Thanh Niên sẽ thanh toán dứt điểm khoản vay tại ngân hàng này thì BIDV sẽ giải chấp toàn bộ tài sản.

Trường hợp đến thời hạn trên, doanh nghiệp vẫn không thể trả hết nợ thì BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn phải chuyển sang nhóm nợ quá hạn (nợ xấu) và doanh nghiệp phải tìm nguồn trả nợ khác để thanh toán khoản vay chứ ngân hàng không thể "siết nợ" chung cư và yêu cầu người dân ra khỏi nhà. 

"Luật không đề cập đến vấn đề này nhưng về nguyên tắc thì khi người dân đã mua nhà và trả xong tiền (đang làm thủ tục xác nhận chủ quyền) thì không có cơ sở gì để đuổi họ ra khỏi nhà", ông Minh nói.

Sau vụ việc này, ông Minh cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát toàn bộ các khoản vay có thế chấp dự án chung cư nhà ở tương tự để giám sát chặt chẽ việc dòng tiền của chủ đầu tư chảy vào ngân hàng khi bán được nhà. Trường hợp không đáp ứng dòng tiền trả nợ thì buộc phải thay thế tài sản đảm bảo khác cho món nợ đang vay. Nếu không có tài sản thay thế thì ngân hàng phải chuyển nhóm nợ và có biện pháp xử lý.

Dự án chung cư The Harmona tọa lạc tại đường Trương Công Định, Tân Bình, trên khuôn viên đất rộng 9.137m2, gồm 3 block nhà cao 19 tầng, quy mô khoảng 600 căn. Công trình được khởi công xây dựng từ quý IV/2009, chào bán rộng rãi ra thị trường từ năm 2010 với giá phổ biến khoảng 20 triệu đồng mỗi m2.

Chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Thanh Niên cam kết sẽ bàn giao căn hộ vào quý I/2012 tuy nhiên do khó khăn tài chính, phải đến quý II-III/2013 doanh nghiệp mới bàn giao những block đầu tiên. Thế nhưng, đến cuối tháng 5/2016 cư dân sống trong tòa nhà này tiếp tục đón cú sốc bị Ngân hàng BIDV ra tối hậu thư siết nợ vào tháng 6 tới.

Cụ thể, ngày 24/5 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn phát văn bản yêu cầu Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình thực hiện bàn giao tài sản thế chấp là chung cư Harmona. Thời gian thực hiện bàn giao tài sản là 9h ngày 9/6/2016.

Văn bản nêu rõ, do Công ty cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình đã sử dụng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 3, Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM (tức chung cư Harmona) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay của Công ty cổ phần Thanh Niên. Hiện khoản nợ vay của Công ty Thanh Niên đã quá hạn nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

(Vnexpress)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm