| Hotline: 0983.970.780

Ngành chế biến gỗ Việt Nam trong thương chiến Mỹ - Trung

Thứ Năm 29/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng, phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, qua đó tác động trực tiếp đến ngành chế biến gỗ của Việt Nam.

Trung Quốc chiếm 66% vốn đầu tư FDI ngành chế biến gỗ

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), 6 tháng đầu năm 2019, trong tổng số 44 dự án FDI đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, Trung Quốc (TQ) áp đảo với tỷ trọng xấp xỉ 66% với 29 dự án (TQ đại lục 21 dự án; Đài Loan 3 dự án; Hồng Kông 5 dự án).

13-46-36_sn_xut_vn_sn_ti_cong_ty_so_nm_nh_hw
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi thách thức trong cuốc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: Trường Giang.

Số liệu thống kê cho thấy, số vốn đầu tư bình quân vào một dự án của doanh nghiệp TQ là 2,4 triệu USD/dự án trong khi các nước khác là 4,3 triệu USD/dự án. Nguyên nhân do TQ chủ yếu đầu tư các dự án sản xuất gỗ dăm, gỗ dán có suất đầu tư thấp.

Về giá trị XK 7 tháng đầu năm 2019 đạt 6,01 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018. Gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện được XK đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó giá trị XK tại 5 thị trường chính, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, TQ, EU, Hàn Quốc chiếm 93,5% giá trị XK lâm sản cả nước.

Số liệu XNK cho thấy 7 tháng đầu năm 2019 đa phần XK và NK gỗ và lâm sản của Việt Nam từ các thị trường chính đều tăng, duy chỉ có thị trường TQ là giảm XK và tăng NK.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm Việt Nam XK gỗ và lâm sản sang thị trường Mỹ đạt 3,1 tỷ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2018; Nhật Bản 797,7 triệu USD tăng 19,83%; TQ 640,3 triệu USD, giảm 0,69%; EU 584 triệu USD tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.
 

Chống gian lận xuất xứ sản phẩm gỗ

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công nhấn mạnh, thống kê 5 thị trường chính của ngành lâm nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2019 có 3 thị trường tăng trưởng cao là Mỹ (34,1%), Nhật Bản (18,5%), EU (13%); 2 thị trường tăng trưởng chậm lại là TQ (giảm 0,69%) và Hàn Quốc (giảm 7,25%).

Lý giải nguyên nhân này, ông Cao Chí Công cho rằng, do cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra quyết liệt dẫn đến tăng trưởng kinh tế của TQ, đặc biệt là ngành chế biến gỗ, chậm lại. Đây đang là thời điểm các doanh nghiệp NK sản phẩm gỗ của Mỹ tìm kiếm các đơn hàng từ các nước khác, trong đó có Việt Nam để thay thế cho đơn hàng từ TQ.

“Hiện nay, XK lâm sản của Việt Nam dựa phần lớn vào thị trường Mỹ và TQ (XK vào Mỹ chiếm 50,8% giá trị XK lâm sản của cả nước, TQ chiếm 10,5%) trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, chưa có dấu hiệu dừng lại sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường đối với XK lâm sản Việt Nam. Điều này khiến ngành chế biến gỗ XK cần đẩy mạnh XK sang các thị trường ổn định hơn là EU”, ông Cao Chí Công chia sẻ.

Chế biến gỗ xuất khẩu. Ảnh: Trường Giang.

Để kiểm soát gian lận thương mại và xuất xứ sản phẩm gỗ dán, Phó Tổng cục trưởng Cao Chí Công kiến nghị, Bộ Công thương và VCCI rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (C/O) cho gỗ dán. Kiểm tra, xác minh thực tế đối với các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O cho gỗ dán XK sang Hoa Kỳ có dấu hiệu gian lận xuất xứ.

Bộ Tài chính rà soát, kiểm soát chặt chẽ đối với việc kê khai C/O gỗ dán của các doanh nghiệp, kiểm tra, xác minh thực tế việc kê khai C/O gỗ dán XK sang Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp XK có dấu hiệu gian lận xuất xứ.

Bộ NN-PTNT phối hợp các hiệp hội, ngành hàng tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp không gian lận xuất xứ sản phẩm gỗ dán khi XK sang Mỹ làm ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Các địa phương chỉ đạo ngành công an, quản lý thị trường tăng cường giám sát các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm gỗ dán khi XK. Bộ KH-ĐT hướng dẫn các các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư đối với các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ nhằm ngăn chặn các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng các chất bảo quản gỗ gây ô nhiễm môi trường.

XK gỗ dán vào Mỹ trong thời gian qua tăng trưởng đột biến, nếu như năm 2018 là 189,7 triệu USD, tăng 269,8% so với 2017 thì 7 tháng đầu năm 2019 XK đạt 126,3 triệu USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc xuất ván dán vào Mỹ tăng trưởng mạnh trùng với thời điểm Mỹ áp thuế 25% cho các sản phẩm gỗ dán từ TQ xuất vào Mỹ dẫn đến nhiều nghi ngờ là các doanh nghiệp có hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm gỗ dán (thay xuất xứ sản phẩm TQ bằng xuất xứ sản phẩm Việt Nam) khi XK sang Mỹ để lẩn tránh thuế.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tránh để không xảy ra tình trạng lợi dụng thuế NK từ Việt Nam thấp hơn so với từ TQ sang Mỹ thông qua việc các doanh nghiệp NK sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bán thành phẩm từ TQ sau đó sơ chế để XK sang Mỹ với xuất xứ hàng hóa Việt Nam.

Điều này sẽ rất nguy hiểm, gây tổn hại lớn đến ngành gỗ nếu chính quyền Mỹ đánh giá việc gian lận xuất xứ của Việt Nam là nghiêm trọng và từ đó có những chính sách trừng phạt với ngành gỗ của Việt Nam tương tự như ngành thép trong thời gian qua.

Hạn chế XK dăm gỗ, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn

Bộ NN-PTNT chỉ đạo các Sở NN-PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển trồng rừng gỗ lớn, hạn chế khai thác chế biến gỗ nhỏ sản xuất gỗ dăm, ván dăm song song với đó là chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá tác động của việc tăng thuế XK dăm gỗ để đề xuất lộ trình tăng thuế cho phù hợp.

Theo lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu lâu dài của ngành lâm nghiệp là giảm XK gỗ dăm, ván dăm sang thị trường TQ và tăng phát triển XK sang thị trường có giá trị cao như EU.

Do đó, Tổng cục Lâm nghiệp đang đề xuất Bộ NN-PTNT đẩy mạnh thực hiện xây dựng và trình Chính phủ ban hành nghị định về gỗ hợp pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận VPA/FLEGT cho các doanh nghiệp XK vào EU.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.