| Hotline: 0983.970.780

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa chặng đường nhiều 'trái ngọt'

Thứ Năm 18/06/2020 , 07:59 (GMT+7)

Thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 trong điều kiện muôn vàn khó khăn nhưng ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã trải qua một cuộc đổi thay mang về nhiều “trái ngọt”.

Biến khó khăn thành động lực

Giữa tháng 9/2018, ông Lê Đức Giang được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa. Thời điểm đó, nhiệm kỳ 2015-2020 mới đi được hơn 1/2 chặng đường, mục tiêu còn giang dở, bộn bề.

Với sự nỗ lực trong xây dựng NTM, Sở NN&PTNT Thanh Hóa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Tặng Cờ thi đua nhân dịp tổng kết 10 năm xây dựng NTM. Ảnh: Võ Dũng.

Với sự nỗ lực trong xây dựng NTM, Sở NN&PTNT Thanh Hóa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Tặng Cờ thi đua nhân dịp tổng kết 10 năm xây dựng NTM. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Giang được kỳ vọng sẽ thực hiện tốt 5 nhóm mục tiêu của ngành nông nghiệp: Tái cơ cấu, hướng đến nền nông nghiệp có thương hiệu và xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng NTM; thu hút các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp; tổ chức hoạt động tốt các mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trên đường hội nhập; rà soát, sắp xếp lại công tác cán bộ trong toàn ngành nông nghiệp, hướng đến tính tinh gọn, hiệu quả.

“Ai cũng nghĩ, nông nghiệp xứ Thanh sẽ chỉ chuyển dịch, tăng trưởng chậm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Nếu vì thành tích để làm đẹp những bản báo cáo, nông nghiệp Thanh Hóa sẽ phải đánh đổi bằng sự phát triển thiếu bền vững. Vì thế, chúng tôi thận trọng, dò dẫm từng bước, làm đến đâu chắc chắn đến đó để không mang lại những hiệu ứng ngược”, ông Lê Đức Giang chia sẻ.

Việc tập trung tích tụ đất đai đã tạo điều kiện giúp ngành nông nghiệp Thanh Hóa ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cơ giới hóa đồng bộ, tạo thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ảnh: Võ Dũng.

Việc tập trung tích tụ đất đai đã tạo điều kiện giúp ngành nông nghiệp Thanh Hóa ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cơ giới hóa đồng bộ, tạo thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ảnh: Võ Dũng.

Cuối nhiệm kỳ, dịch tả lợn châu Phi, đại dịch covid-19 hoành hành, thiên tai liên tục ập đến đã cướp đi của người dân Thanh Hóa hàng nghìn tỷ đồng.

Xây dựng NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu ở một địa phương có gần 600 xã đứng trước nhiều lực cản. Tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tích tụ đất đai mới manh nha đã mang đến cái nhìn nhiều gam màu tối.

Những doanh nghiệp đã đầu tư vào “xí nghiệp ngoài trời” rơi vào trạng thái bất an; doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư vào nông nghiệp có phần e ngại. Không khí đầu tư vào ngành nông nghiệp trở nên ảm đạm. Mục tiêu đề ra của nhiệm kỳ sẽ là điều viển vông nếu vẫn trung thành với lối sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. M

hộ nông dân tại xứ Thanh vẫn sở hữu 3-4 thửa ruộng sẽ là lực cản để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Những mục tiêu đặt ra của nhiệm kỳ đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành.

Thế nhưng, như lời ông Lê Đức Giang nói, dù khó khăn đến mấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, nông nghiệp Thanh Hóa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Giữa khó khăn chung của nền kinh tế, nền nông nghiệp phải trở thành trụ đỡ. Vì thế, nông thôn, nơi có đến trên 50% cư dân sinh sống gánh trên vai quá nhiều trọng trách.

Nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã được nhân rộng giúp ngành nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

Nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã được nhân rộng giúp ngành nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

“Thanh Hóa, nơi có tỷ lệ cư dân sống bằng nghề nông cao, lại là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, nông nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Điều đó khiến gánh nặng đè lên ngành nông nghiệp nhiều lúc đã trở thành áp lực. Nhưng chúng tôi quyết tâm phải thực hiện bằng được mục tiêu Đại hội đã đề ra. Phải có một cuộc “cách mạng” thực sự để gỡ nút thắt, chuyển đổi tư duy từ sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất ra những mặt hàng nông sản đảm bảo các tiêu chí ATVSTP” – ông Giang cho biết.

Cuộc “cách mạng” trong nông nghiệp xứ Thanh

Theo ông Giang, để ra được những quyết sách lớn, Ban Chấp hành Đảng bộ Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với Lãnh đạo Sở tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM đạt kết quả tích cực.

Trong giai đoạn này, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi; khuyến khích xây dựng NTM của tỉnh Thanh Hóa được ban hành. Diện tích đất lúa năng suất, hiệu quả thấp được chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để tăng hiệu quả kinh tế.

Nhiều chuỗi liên kết giá trị được hình thành và phát triển đã tạo ra những mặt hàng nông sản đảm bảo ATVSTP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Võ Dũng.

Nhiều chuỗi liên kết giá trị được hình thành và phát triển đã tạo ra những mặt hàng nông sản đảm bảo ATVSTP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Võ Dũng.

Có thể kể đến việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa tham mưu UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng đề án về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ATVSTP; tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao... Từ những tham mưu mang tính chiến lược, HĐND tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều nghị quyết để phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

Trong điều kiện nông dân một số nơi đang có tâm lý bỏ bẵng đồng ruộng, những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ngày một tăng. 

Những vùng sản xuất chuyên canh được hình thành; những chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn được xây dựng. Liên kết 4 nhà trở thành “bà đỡ” giúp nông nghiệp chuyển dịch, nông thôn đổi mới, nông dân ấm no.

Theo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Sở NN&PTNT Thanh Hóa lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 -2025, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nhiệm kỳ 2015-2020 tăng 3%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực; nông nghiệp giảm từ 76,3% từ đầu nhiệm kỳ xuống khoảng 69%; lâm nghiệp tăng từ 5,7% lên 8%; thủy sản tăng từ 17,9% lên 23%... Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 1,64 triệu tấn/năm, đạt mục tiêu kế hoạch. Trong trồng trọt, việc cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh; năng suất hầu hết các cây trồng chính đều tăng.

Dù giảm diện tích đất lúa nhưng nhờ làm tốt các mối liên kết, sản lượng cây lương thực có hạt luôn ổn định ở mức 1,6 triệu tấn/năm. Ảnh: Võ Dũng.

Dù giảm diện tích đất lúa nhưng nhờ làm tốt các mối liên kết, sản lượng cây lương thực có hạt luôn ổn định ở mức 1,6 triệu tấn/năm. Ảnh: Võ Dũng.

Trong nhiệm kỳ, Thanh Hóa chuyển đổi được trên 45 nghìn ha đất trồng lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn. Diện tích thâm canh các cây trồng có lợi thế của tỉnh, các vùng cây nguyên liệu được duy trì, phát triển, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm lợi thế như mía, sắn; nông sản hữu cơ; liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi và các loại rau màu thực phẩm hình thành và phát triển. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng... Đến nay, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 30%, vượt mục tiêu nhiệm kỳ.

Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Tổng đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi, trứng, sữa tươi đều tăng so với năm 2015.

Đến nay, Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng cơ bản ổn định diện tích rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất gắn với phát huy chức năng phòng hộ với tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 53%, vượt 0,43%  mục tiêu nhiệm kỳ. 

Hàng năm Thanh Hóa trồng trên 2 triệu cây phân tán, 10 nghìn ha rừng tập trung. Đến năm 2020, diện tích rừng gỗ lớn đạt 56 nghìn ha; luồng thâm canh 30 nghìn ha; dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94 nghìn ha...

Phát huy lợi thế, chăn nuôi tại Thanh Hóa  có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành nông nghiệp. Vượt qua nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa đến nay vẫn tăng trưởng ổn định và cao hơn đầu nhiệm kỳ. Ảnh: Võ Dũng.

Phát huy lợi thế, chăn nuôi tại Thanh Hóa  có đóng góp lớn vào sự phát triển ngành nông nghiệp. Vượt qua nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa đến nay vẫn tăng trưởng ổn định và cao hơn đầu nhiệm kỳ. Ảnh: Võ Dũng.

Tổng sản lượng thủy sản năm 2020 ước đạt trên 180 nghìn tấn, tăng gần 37 nghìn tấn so với năm 2015. Khai thác thủy sản chuyển dịch tích cực từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định; đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc.... Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư nâng cấp...

Như một lẽ tất yếu, những thành quả về phát triển sản xuất nông nghiệp đã kéo theo việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đạt kết quả cao. 

Đến nay toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện, 367 xã, 950 thôn, bản đạt chuẩn NTM, tăng 6 đơn vị cấp huyện, 254 xã so với năm 2015. 

Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt trên 64%; bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Toàn tỉnh hiện có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 8 đơn vị cấp huyện, trên 68% số xã sau sáp nhập, 45% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM...

Thanh Hóa hiện có 30 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (6 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 24 sản phẩm đạt hạng 3 sao) và sẽ có 40 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 - 4 sao và có 1 sản phẩm đề xuất đạt 5 sao vào cuối năm 2020.

NTM Thanh Hóa đã tạo nên những miền quê đáng sống, những miền quê hạnh phúc; bộ mặt nông thôn khởi sắc. Trong khó khăn, nông nghiệp trở thành trụ đỡ cho cả ngành kinh tế. Ảnh: Võ Dũng.

NTM Thanh Hóa đã tạo nên những miền quê đáng sống, những miền quê hạnh phúc; bộ mặt nông thôn khởi sắc. Trong khó khăn, nông nghiệp trở thành trụ đỡ cho cả ngành kinh tế. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết, nhiệm kỳ qua, nông nghiệp Thanh Hóa phấn tăng giá trị sản xuất bình quân 2,9%/năm; sản lượng lương thực có hạt 1,5 triệu tấn/năm. Đến cuối nhiệm kỳ, tỷ lệ che phủ rừng 54%; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đáp ứng quy định ATTP trên 90%; 98,5% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; tích tụ, tập trung thêm 32 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã đạt chuẩn NTM; 25% số xã NTM nâng cao; 8% số xã NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã... Sở Nông nghiệp & PTNT hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có trên 90% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về nông thôn Thanh Hóa hôm nay có thể cảm nhận được sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Nhiều vùng vốn coi nghèo đói là đặc sản thì nay đã có cuộc sống no đủ.

Nông thôn mới khởi sắc, nhiều vùng quê xứ Thanh trở thành nơi “đáng sống”; những miền quê “hạnh phúc” đã được xây dựng từ những quyết sách lớn của ngành nông nghiệp trong 5 năm qua.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Yến sào Khánh Hòa ký kết hợp tác với 2 đối tác Trung Quốc

Công ty Yến sào Khánh Hòa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trung tâm Chuỗi lạnh quốc tế Mai Sơn và Tập đoàn Đồng Nhân Đường (Trung Quốc).

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.