| Hotline: 0983.970.780

Ngành sắn thực hiện SPS [Bài 2]: Doanh nghiệp chủ động sản xuất xanh, sạch

Thứ Ba 21/11/2023 , 09:23 (GMT+7)

Cùng những động thái hỗ trợ từ chính quyền Tây Ninh, các doanh nghiệp ngành chế biến tinh bột sắn đã chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Đổi mới công nghệ, nâng chất sản phẩm

Tây Ninh được xem là "thủ đô" ngành chế biến tinh bột sắn xuất khẩu với trên 65 nhà máy chế biến, trong đó, chủ yếu doanh nghiệp Việt, góp phần giúp Tây Ninh chiếm trên 50% sản lượng của cả nước.

Tây Ninh được xem là 'thủ đô' ngành chế biến tinh bột sắn xuất khẩu cả nước. Ảnh: Trần Trung.

Tây Ninh được xem là "thủ đô" ngành chế biến tinh bột sắn xuất khẩu cả nước. Ảnh: Trần Trung.

Theo các doanh nghiệp chế biến sắn Tây Ninh, trong thời gian dịch bệnh khảm lá sắn hoành hành, tiếp đến dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ngành sắn đối mặt nhiều mối nguy. Để sản xuất ổn định, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa thị trường là chìa khóa vượt khó cho các ngành sắn, tạo nền tảng cho tương lai.

Khởi đầu từ một lò mì thủ công nhỏ lẻ, đến nay Công ty TNHH MTV Định Khuê ở xã Suối Dây (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã vươn vai lớn mạnh trở thành một trong những nhà máy có quy mô lớn của tỉnh Tây Ninh. Với công nghệ tiên tiến hiện đại theo chuẩn Châu Âu, sản phẩm tinh bột sắn Định Khuê đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại Việt Nam và quốc tế. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp sắn đối mặt nhiều khó khăn, Định Khuê là một trong những điểm sáng góp phần giữ kim ngạch xuất khẩu ổn định, nâng cao giá trị cây sắn Việt Nam cả trên thị trường trong và ngoài nước. 

Quang cảnh bên trong nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Định Khuê. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh bên trong nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Định Khuê. Ảnh: Trần Trung.

Đến thăm nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Định Khuê ngay thời điểm công ty đang bắt tay vào sản xuất vụ mùa mới, nhìn những xe công nông chở đầy ắp củ sắn tươi từ khắp nơi đổ về nhà máy cho thấy dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng công ty đã và đang vượt qua. Minh chứng là Định Khuê vẫn nhận được nhiều đơn hàng đến từ các đối tác truyền thống phía Trung Quốc và cả những đối tác mới đến từ những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU.

Bà Nguyễn Thị Khuê, Giám Công ty TNHH MTV Định Khuê cho biết, trước năm 2018, công ty chủ yếu sử dụng công nghệ Hàn Quốc để sản xuất. Trước sự đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của các nhà nhập khẩu, công ty đã mạnh dạn thay đổi toàn bộ hệ thống máy móc sang công nghệ của Đức, Thụy Điển và chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ sự mạnh tay đầu tư, các sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, độ trắng, độ ẩm, hàm lượng tạp chất và các quy định của thị trường.

Công ty Định Khuê thay đổi toàn bộ hệ thống máy móc sang công nghệ của Đức, Thụy Điển và chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Trần Trung.

Công ty Định Khuê thay đổi toàn bộ hệ thống máy móc sang công nghệ của Đức, Thụy Điển và chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Trần Trung.

Theo bà Khuê, hiện Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu chính của ngành sắn Việt Nam. Hiện thị trường này đã không còn dễ tính, việc thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ, chuẩn hóa  chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. “Với trình độ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi không sợ bất kỳ thị trường nào và đó là lý do vì sao sản phẩm chúng tôi đã xuất được sang cả Nhật, EU, Mỹ nhằm giảm lệ thuộc vào một thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm”, bà Khuê chia sẻ.

Sản xuất xanh, sản phẩm sạch

Bà Khuê cho biết thêm, để ổn định sản xuất, với công suất tiêu thụ 280 tấn sắn tươi/ngày, công ty đã sớm bắt tay cùng với chính quyền và người nông dân xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, bên cạnh việc thu mua từ các hộ sản xuất riêng lẻ, Định Khuê còn hợp tác với chính quyền, đặc biệt là các tổ chức hội, đoàn thể như nông dân, phụ nữ địa phương và các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm cung cấp cây giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Điều đó đảm bảo cho Định Khuê luôn có được nguồn nguyên liệu đầu vào sạch, dồi dào đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Công tác xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm được Định Khuê đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trần Trung.

Công tác xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm được Định Khuê đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trần Trung.

Song song đó, ngành chế biến tinh bột sắn là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thực thế trong thời gian qua, không ít nhà máy bị xử phạt thậm chí buộc dừng hoạt động. Xu hướng sản xuất chuyển dịch sản xuất từ “nâu” sang “xanh”, thực phẩm sạch đã và đang trở thành xu thế toàn cầu và đối với ngành sản xuất tinh bột sắn nói chung, Định Khuê cũng không ngoại lệ.

Hòa chung cùng xu thế, ngay từ rất sớm, cùng với đổi mới công nghệ, Định Khuê đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn qua xử lý (đạt loại A). Ngoài ra, trong khi các nhà máy tinh bột sử dụng củi để làm chất đốt cho các lò sấy, công ty đã đầu tư hệ thống lò sấy bằng điện sử dụng từ nguồn pin năng lượng mặt trời áp mái giúp hạn chế phát thải khí CO2, môi trường trong lành và không ảnh hưởng đến chất lượng tinh bột trong quá trình sản xuất.

Công tác sản xuất xanh được giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường xanh, sản phẩm sạch. Ảnh: Trần Trung.

Công tác sản xuất xanh được giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường xanh, sản phẩm sạch. Ảnh: Trần Trung.

 Minh chứng, toàn bộ bán kính khu vực quanh nhà máy sản xuất không có mùi hôi đặc trưng của ngành.  Sản phẩm tinh bột sắn nhãn hiệu "Ba Đồng Tiền" và ‘”Năm Đồng Tiền”  của Định Khuê đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đảm bảo ATVSTP theo các tiêu chuẩn ISO 22000:2005; TCVN 5603:2008; HALAL; được sự tín nhiệm của các công ty, tập đoàn lớn trong nước (Vedan, Ajinomoto, Miliket, và doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước (bánh, bột viên, bột biến tính, mì ăn liền, hủ tiếu, bánh phồng tôm, gia vị, mạch nha…) trong nước tin dùng.

 Bên cạnh thị trường nội địa, Định Khuê xuất khẩu sang Trung Quốc, một số nước châu Á, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mỹ, EU, Nhật…với doanh thu bình quân trên 400 tỷ đồng/năm. Sự tăng trưởng ổn định về mặt doanh thu không chỉ giúp Định Khuê đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động mà còn đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương.

Các doanh nghiệp ngành chế biến tinh bột sắn Tây Ninh đáp ứng Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế. Ảnh: Trần Trung.

Các doanh nghiệp ngành chế biến tinh bột sắn Tây Ninh đáp ứng Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đánh giá, không chỉ có Công ty TNHH MTV Định Khuê, phần lớn các doanh nghiệp chế biến sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều đạt trình độ chế biến, trang thiết bị máy móc, công nghệ tương đương với thế giới, minh chứng, các trang thiết bị máy móc hiện đại nhất của thế giới đã có mặt tại Tây Ninh.

“Ngoài ra, các nhà máy đã khép kín quy trình sản xuất, tất cả các sản phẩm phụ của sắn đều trở thành sản phẩm thương mại, kể cả chất thải như bã bụi hay vỏ lụa đều bán được. Bã sắn hiện nay là một nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng để chế biến thức ăn chăn nuôi, nước thải thành Biogas quay trở lại phục vụ lò sấy. Song song đó, các doanh nghiệp chủ động nâng cấp các tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo ATVSTP theo tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giúp ngành chế biến sắn Việt Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng bền vững”, ông Nguyễn Đình Xuân nhấn mạnh.

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.