| Hotline: 0983.970.780

Ngao chết đồng loạt tại Hà Tĩnh

Thứ Tư 25/03/2015 , 06:12 (GMT+7)

Sự cố đột ngột xảy ra làm cho hàng trăm ha ngao nuôi ven biển thuộc 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên bỗng dưng chết đồng loạt, thiệt hại tới hơn 1 ngàn tấn, trị giá tương đương trên chục tỷ đồng, nhiều hộ nuôi ngao trắng tay.../ Hà Tĩnh: Ngao chết hàng loạt

Được biết, năm 2015, Hà Tĩnh có tổng diện tích nuôi ngao trắng, sò lông đạt 367,1 ha của 129 hộ nuôi ở 11 xã thuộc 4 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và Kỳ Anh với tổng số giống ước thả 198 tấn. Nguồn giống chủ yếu lấy từ Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Bến Tre.

Sự cố bất ngờ

Theo người dân ở các xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh), những ngày mới sau Tết, nông dân vùng ven biển nói trên đã phát hoảng khi thấy hàng chục tấn sò lông, ốc hương, ốc mỡ, cá… chết đồng loạt, sóng đánh trôi dạt vào bờ dồn thành từng đống.

Người dân cho hay, khi sóng biển dâng cao, mọi người càng hốt hoảng hơn bởi nước biển có màu khác lạ, đục đỏ giống như nước phèn ở ruộng, hôi tanh nồng nặc.

Tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cả xã có tổng diện tích nuôi ngao đạt hơn 10 ha của 4 hộ nuôi, nay gần như chết sạch.

Ông Phạm Đình Thanh, chủ hộ nuôi 3,5 ha ngao, sò ở xã Cẩm Nhượng kể, đúng sáng mùng một Tết, cả nhà ông ra biển thắp hương đầu năm rồi ghé thăm bãi ngao, khi lội xuống ông phát hiện nước biển từ màu xanh chuyển thành màu nâu đỏ, ông ngờ ngợ bởi đã hơn chục năm nuôi ngao chưa bao giờ xuất hiện nước biển đổi màu như lần này.

Những người dân nuôi ngao khẳng định là do nguồn nước đỏ, đục lạ xuất hiện dẫn đến không những ngao, sò, ốc… mà cá, tôm cũng chết đồng loạt. Vấn đề trên cần được cơ quan chức năng sớm kịp thời phân tích nguyên nhân.

Vài ngày sau, ông phát hoảng khi thấy ngao, sò chết tới tấp…

Ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm, cho biết Thiên Cầm có tổng diện tích nuôi ngao, sò theo dọc bờ sông Gia Hội dài 5,7 km với tổng diện tích 20,6 ha, bao gồm 16 hộ nuôi thả đã gần chục năm nay, lợi nhuận đưa lại cao. 

Các hộ nuôi ngao đến vụ thu hoạch mỗi ha từ 50 tấn trở lên. Nay ngao, sò bỗng nhiên chết đồng loạt. Tính đến 23/3/2015, lượng ngao chết trên 600 tấn, ước tính thiệt hại lên tới gần chục tỷ đồng.

Các nhà chuyên môn nói gì?

Theo Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, nguồn giống ngao nuôi lấy từ Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, không có hồ sơ kiểm dịch; mật độ nuôi quá cao (100 đến 130 con/m2). Do mật độ nuôi cao làm hàm lượng oxi hòa tan không đủ cung cấp theo nhu cầu phát triển của ngao.

Mặt khác, trong thời gian qua, môi trường bất lợi (thủy triều lên có màu đỏ đục) gây sốc cho ngao, dẫn đến những cá thể ngao có sức đề kháng yếu bị chết. Những vùng có ngao chết, thịt ngao phân hủy nhanh làm tăng mức độ ô nhiễm, dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh, cho rằng, để biết chính xác hơn cần phải chờ kết quả từ mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đã gửi Cơ quan Thú y vùng III (Cục Thú y).

Ông Dương Tất Thắng, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng III, cho biết: Ngay sau khi sự cố các loại nhuyễn thể chết đồng loạt xảy ra tại Hà Tĩnh, các đoàn công tác của Cục Thú y đã kịp thời vào kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành 14 văn bản hỏa tốc xuống các huyện, xã và cử cán bộ thường xuyên bám sát hiện trường nhằm giúp người dân xử lí môi trường, phun tiêu độc khử trùng, bảo vệ an toàn cho số nhuyễn thể còn sống sót tiếp tục phát triển.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.