| Hotline: 0983.970.780

Ngao chết là do mật độ nuôi quá dày

Thứ Ba 10/12/2019 , 09:35 (GMT+7)

Sở NN- PTNT Thanh Hóa vừa có kết luận về nguyên nhân ngao chết tại xã Quảng Nham (Quảng Xương).

12-57-23_1
Toàn bộ diện tích nuôi ngao của xã Quảng Nham đều có hiện tượng chết.

Theo UBND huyện Quảng Xương, hiện tượng ngao chết tại xã Quảng Nham xuất hiện từ ngày 27/11. Đến nay, 62/62 ha ngao của 31 hợp đồng thuộc 27 hộ đều có ngao chết. Đây là hiện tượng trái quy luật bởi trước đây, ngao nuôi tại Quảng Nham thường xuất hiện vào đầu năm và tỷ lệ chết thấp.

Qua kiểm tra, nắm bắt tình hình, UBND huyện Quảng Xương nhận thấy, 8,7 ha của ông Ngô Văn Long (chết 90%) có kích cỡ 120 con/kg; mật độ nuôi khi thả giống (theo báo cáo của chủ hộ) là 931con/m2 với cỡ giống thả 450con/kg. Các hộ nuôi còn lại có tỷ lệ chết từ 20 -30%, mật độ khi thả giống 400- 450 con/m2.

Ngày 2/12, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân ngao chết. Kết quả xét nghiệm mẫu ngao, mẫu nước của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy, mật độ nuôi ngao tại Quảng Nham từ 1-1,3 nghìn con/m2 (cỡ ngao 100-120 con/kg và 200-250 con/kg); 9/9 mẫu ngao đều không nhiễm vi khuẩn Vibrio và âm tính với bệnh Perkinsus SP; 4/4 mẫu nước định lượng Vibrio tổng số, các tiêu chí Amoni, Nitrit, Sunfua, tổng chất rắn lơ lửng đều trong ngưỡng cho phép.

Sở NN- PTNT Thanh Hóa xác định, nguyên nhân ngao chết là do mật độ nuôi cao kết hợp giai đoạn giao mùa có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn làm cho ngao bị sốc. Dự đoán, trong thời gian tới, ngao sẽ tiếp tục bị chết do khu vực nuôi bị ô nhiễm bởi số lượng ngao chết bị phân hủy, gây ra hiện tượng lan truyền.

Trước tình hình trên, UBND huyện Quảng Xương đang giao bộ phận chuyên môn thường xuyên bám sát đồng nuôi và hướng dẫn các hộ nuôi cải tạo bãi nuôi, chăm sóc ngao theo đúng quy trình kỹ thuật; tuyên truyền, khuyến cáo về quy trình nuôi ngao.

“Đối với những diện tích có ngao chết, người dân cần khẩn trương tập trung thu gom xử lý, chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngao đạt cỡ thu hoạch phải thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra. Ngao chưa đạt cỡ thu hoạch phải chủ động san thưa không để mật độ quá dày.

Bên cạnh đó, người dân cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ sẽ gây tăng cao nhiệt độ làm ảnh hưởng đến ngao. Khuyến cáo người dân thời gian này không được thả ngao mới; quan sát bãi nuôi, khi thấy có hiện tượng thay đổi bất thường báo ngay cho cơ quan chuyên môn để phối hợp triển khai thu mẫu, xác định nguyên nhân, xử lý kịp thời”, ông Lê Đại Hiệp, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Quảng Xương cho biết.

Thanh Hóa được biết đến là tỉnh có tiềm năng nuôi ngao với diện tích quy hoạch lên đến 1,5 nghìn ha. Hiện tại toàn tỉnh có trên 750 ha nuôi ngao, tập trung tại các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia… Tuy nhiên, vài năm lại đây, với việc nuôi ngao ngoài quy hoạch, không tuân thủ quy trình, mật độ nuôi đã khiến nhiều diện tích ngao bị chết, gây thiệt hại lớn.

12-57-23_2
Nguyên nhân là do mật độ nuôi quá dày.

Vào đầu tháng 4/2019, hàng trăm ha ngao tại Hậu Lộc xuất hiện tình trạng chết hàng loạt. Sau khi kiểm tra tình hình, lấy mẫu nước, mẫu ngao, bùn, Tổng cục Thủy sản xác định, nguyên nhân ngao chết một phần là do mật độ nuôi quá dày, ngao không đủ thức ăn, sức đề kháng kém. Khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận sẽ gây chết.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.