Theo ghi nhận của PV NNVN, các vùng nuôi của phường Hải Châu, Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) ngao chết trắng bãi.
Người nuôi ngao tại các phường Hải Châu, Hải Ninh cho biết, hiện tượng ngao chết bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3/2021.
Theo người nuôi ngao ở các phường này, thời điểm ngao chết, nước triều dâng có màu đỏ, thời tiết chuyển mùa. Lúc đầu ngao chỉ chết lác đác ở vài hộ nuôi, sau đó lan rộng ra ở hầu hết các hộ.
Riêng tại phường Hải Ninh có 4/4 hộ đều có ngao chết, tỷ lệ ban đầu xác định từ 30-50% ngao bị chết.
Chưa có thống kê cụ thể về diện tích, tỷ lệ ngao chết nhưng đây là thời điểm ngao thương phẩm bắt đầu thu hoạch. Vì vậy, nhiều hộ nuôi ngao tại thị xã Nghi Sơn mất đi nguồn thu rất lớn. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên ngao nuôi ở đây bị chết.
Năm 2020, tại phường Hải Ninh, ngao cũng chết trắng bãi nhưng xuất hiện sớm hơn chừng 1 tháng. Trong vài năm lại đây, tại Thanh Hóa hầu như năm nào cũng xuất hiện ngao chết tại các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn.
Nguyên nhân sau đó được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm, mật độ nuôi thả quá cao. Sự cạnh tranh thức ăn khiến ngao không có được nguồn dinh dưỡng đảm bảo, sức đề kháng yếu. Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi dễ phát sinh bệnh và chết.
Theo ghi nhận của PV NNVN, vùng nuôi ngao của các phường Hải Ninh, Hải Châu có lượng rác thải rất lớn, môi trường ô nhiễm. Vùng giáp ranh giữa hai phường có một cống xả nước thải của một vài cơ sở chế biến bột cá. Nước thải ra đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Đại diện chính quyền địa phương cho hay, đây là vùng bãi biển thuộc quyền quản lý của UBND các phường. Để phát triển kinh tế, các phường này giao khoán cho các hộ dân nuôi ngao, hợp đồng thời hạn 5 năm.
Hiện người nuôi tại các phường Hải Châu, Hải Ninh đang tích cực thu dọn ngao chết và tiếp tục thu hoạch ngao thương phẩm.
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, người dân làng tăm hương Quảng Phú Cầu nổi tiếng đang tất bật, sản xuất nhằm đáp ứng số lượng đơn hàng tăng cao đột biến.
Giá phân bón sẽ tăng trong năm 2025. 21 trường hợp gia vị Việt Nam bị châu Âu cảnh báo. Thời tiết phức tạp, vùng hoa lay ơn lớn nhất Phú Yên thất thu. Làng hoa Tây Tựu 'cháy hàng' dịp cận Tết. Vipesco quay số trao hơn 2 tỷ đồng tri ân khách hàng.
Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.
Gia Lai Những năm gần đây, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành 'bệ phóng', nâng tầm giá trị những sản phẩm đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân và đưa các sản phẩm này đến với đông đảo người tiêu dùng trên cả nước.