| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An chú trọng xây dựng cơ sở an toàn bệnh dại

Thứ Năm 15/12/2022 , 13:15 (GMT+7)

Để khống chế hiệu quả bệnh dại, Nghệ An đã chủ động xây dựng kế hoạch bài bản, trong đó ưu tiên xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh để tạo đà lan tỏa.

Empty

Công tác xử lý bệnh dại được tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm. Ảnh: Quý An.

Càng đông dân cư, mối nguy bệnh dại lưu hành ở chó, mèo lây truyền sang người càng lớn. Nghệ An là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, địa bàn rộng, giáp với nhiều tỉnh bạn, hoạt động giao thương buôn bán động vật, sản phẩm động vật kéo theo nguy cơ mầm bệnh xâm nhập gây bệnh lớn, trong đó có bệnh dại. Ý thức được điều đó, tỉnh chủ động triển khai nhiều phương án ứng phó nhằm sớm xử lý dứt điểm nỗi lo này.

Điều này được thể hiện rõ khi UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 766/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn giai đoạn 2022 – 2030, hướng đến mục tiêu kiểm soát bệnh trên đàn chó, mèo nuôi, phấn đấu đến năm 2030 không có người bị bệnh dại.

Trên cơ sở này, chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm đăng ký, khai báo đầy đủ và cam kết phải quản lý chặt chẽ, nhất quyết không được thả rông. Vật nuôi khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm, có người dắt. Trường hợp để xảy ra sự cố chó, mèo cắn người thì chủ nuôi phải chịu những chi phí phát sinh theo quy định.

UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức điều tra, lập danh sách, địa chỉ các hộ nuôi chó mèo để dễ bề quản lý. Định kỳ tối thiểu 2 lần/ năm báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã. Căn cứ tình hình thực tiễn huyện sẽ chỉ đạo UBND cấp xã thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, vật nuôi nghi mắc bệnh Dại, hoặc cưỡng chế tiêm vacxin phòng dại khi cần thiết. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.

Về phía cơ quan chuyên môn, Sở NN-PTNT và Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ trực tiếp hướng dẫn, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh dại động vật, quản lý chó, mèo nuôi theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, Cục Thú y.

Empty

Ý thức của người nuôi đã có nhiều chuyển biến, công tác tiêm phòng cho vật nuôi chủ động hơn trước rất nhiều. Ảnh: Quý An.

Thông qua bước phối hợp ngày càng nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan, trong đó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An giữ vai trò kết dính hữu hiệu, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông về bệnh dại đã đã thực hiện dưới nhiều hình thức, đã từng bước nâng cao nhận thức trong cộng đồng, từ đó tạo ra động lực lan tỏa rộng khắp.

Trong bức tranh tổng quan chung, một trong những nội dung mang tính then chốt, được đặt lên hàng đầu là tiến tới xây dựng cơ sở (xã/phường/thị) an toàn dịch bệnh dại. Lúc này một số huyện đang tiến hành đánh giá, lựa chọn một số xã đảm bảo các yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh dại, có thể kể đến xã Nhân Sơn, thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương); xã Phú Thành, Phúc Thành (huyện Yên Thành); xã Thanh Lĩnh, Phong Thịnh (huyện Thanh Chương),... tín hiệu này cho thấy mọi thứ đã sẵn sàng.

Phương án này thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn, được kỳ vọng sẽ sớm hình thành tuyến “phòng thủ” từ xa, qua đó ứng phó dịch bệnh dại hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ khi đầu mối, cơ sở tạo được sự chủ động cần thiết, ắt hẳn áp lực sẽ được giảm thiểu.

Trở lại với quá trình thực hiện nhiệm vụ ứng phó, quản lý bệnh dại trên địa bàn Nghệ An, xuyên suốt những năm qua vai trò của Chi cục Chăn nuôi và Thú y bật lên rõ nét. Dưới góc độ cơ quan chuyên ngành, đơn vị này đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh, Sở NN-PTNT (hỗ trợ địa phương vaccin, lấy mẫu, xét nghiệm đánh giá đáp ứng miễn dịch tiêm phòng vaccin dại ở chó, mèo…), đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ chi tiết, cụ thể đến chính quyền địa phương cấp huyện, xã khi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, qua đó chủ động quản lý vật nuôi, tổ chức tiêm phòng vacxin dại và giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.