| Hotline: 0983.970.780

Số ca tử vong do bệnh dại giảm mạnh

Thứ Sáu 09/12/2022 , 10:57 (GMT+7)

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tiêm phòng vacxin, khoanh vùng dập dịch nên quá trình kiểm soát bệnh dại tại Nghệ An đạt kết quả cao.

Empty

Nhờ sự tham mưu hiệu quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, công tác quản lý bệnh dại trên địa bàn Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Quý An.

Địa bàn Nghệ An trải rộng với diện tích tự nhiên lên đến 16.490,25km2, dân số khoảng 3,3 triệu người với 30% ở đô thị và 70% sống ở nông thôn. Tại địa phương này, chó là loài động vật được nuôi rất phổ biến.

Chó nuôi để giữ nhà nhưng chủ yếu lại được thả rông, thói quen này phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, kéo theo muôn vàn khó khăn trong công tác kiểm soát, tiêm phòng và xử lý dịch bệnh. Mặt khác, nuôi chó thả rông còn gây nên tình trạng mất vệ sinh công cộng, thường trực nguy cơ mất an toàn đối với con người, lại gia tăng mức độ lây bệnh, đặc biệt là bệnh dại.

Trên thực tế, Nghệ An là tỉnh có nền khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè có ngày lên đến 41 độ C làm gia tăng nguy cơ bùng phát mạnh bệnh dại, cao điểm thường xảy ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 9. Qua thống kê, Nghệ An luôn nằm trong nhóm các tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại.

Từ năm 2017 đến nay toàn tỉnh có 58 ổ dịch bệnh dại tại 16 huyện, thành, thị là Kỳ Sơn, Yên Thành, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳ Hợp, Quế Phong, Thanh Chương, Thái Hòa, Hoàng Mai, Cửa Lò, TP Vinh. Việc này gây nên hoang mang trong cộng đồng dân cư, tựu chung không phù hợp với nhịp sống ngày một văn minh, hiện đại.

Từ đòi hỏi hết sức cấp thiết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An đã tham mưu hiệu quả, kịp thời cho UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 với mục tiêu trọng tâm như sau: Quản lý tốt đàn chó, giảm thiểu tối đa tình trạng chó cắn người; phối hợp, chia sẻ thông tin về các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại ở động vật và người để giám sát phát hiện sớm, khoanh vùng ổ dịch trong diện hẹp; nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại, quản lý tốt các cơ sở khám chữa bệnh chó, mèo; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh dại.

Nội dung tuyên truyền về phòng, chống và tình trạng lưu hành bệnh dại ở Nghệ An diễn ra dưới nhiều hình thức (hội thảo, truyền hình, hệ thống truyền thanh các cấp, họp xóm dân cư, tờ rơi, băng rôn...) phát huy hiệu quả, tức thì tạo chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện, giúp người dân nắm bắt, hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh để qua đó nâng cao ý thức và tự giác thực hiện công tác phòng chống bệnh dại. 

Empty

Ý thức phòng chống bệnh Dại của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Ảnh: Quý An.

Bên cạnh đó, đã vận động người dân đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vacxin dại kịp thời khi bị chó cắn. Cơ quan chuyên môn cũng khuyến cáo không được chữa bệnh bằng các bài thuốc nam, thuốc dân gian và các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.

Song song với nhiệm vụ tuyên truyền thì công tác quản lý đàn chó, giám sát bệnh dại trên động vật cũng được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ.

Nhờ chủ động phát hiện, khoanh vùng dập dịch ngay từ ca bệnh đầu tiên, kết hợp đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin nên diễn biến tình hình chung luôn trong tầm kiểm soát, tỷ lệ mắc bệnh dại dẫn đến tử vong giảm hẳn qua từng năm. Giai đoạn 2017 - 2019 trung bình mỗi năm có tới 9 người chết, từ năm 2020 đến nay chỉ còn 4 người chết/ năm, giảm đến 56% so với trước đó.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.