| Hotline: 0983.970.780

Nghề chổi lông gà vào Tết

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:52 (GMT+7)

Trong những nghề phục vụ Tết, có lẽ nghề làm chổi lông gà là khởi động sớm nhất.

Trong những nghề phục vụ Tết, có lẽ nghề làm chổi lông gà là khởi động sớm nhất. Bởi, nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn, thị trường lại rộng, nên phải làm sớm mới mong có đủ hàng cung ứng.

Còn chưa đầy tháng nữa mới đến Tết Giáp Ngọ 2014 nhưng không khí làm việc ở làng nghề làm chổi lông gà thuộc thôn Công Chánh, thị trấn Tuy Phước (Tuy Phước - Bình Định) đã rộn rã hẳn lên.

“Tết đến, ai ai cũng cần phải dọn dẹp nhà cửa tinh tươm để đón năm mới, nhu cầu mua chổi lông gà của người tiêu dùng tăng lên rất cao. Do đó, tụi tui phải ra quân sớm, làm ròng rã mới đủ hàng cung ứng cho bạn hàng khắp nơi”, ông Lê Văn Trợ, chủ 1 cơ sở SX chổi lông gà ở thôn Công Chánh cho biết.

Gia đình ông Trợ có đến 12 anh em cùng vài chục đứa cháu làm nghề này. Không chỉ có chổi lông gà, cơ sở SX của ông Trợ còn làm thêm nhiều sản phẩm khác để đáp ứng theo nhu cầu của người tiêu dùng.


Ông Trợ (người ngồi bên trái) kể chuyện làm nghề

Ông Trợ cho hay: “Sản phẩm của gia đình tui hiện có nhiều loại: Chổi lông gà tía có giá từ 50.000 -100.000 đ/cây, loại này người ta dùng để quét tủ thờ hoặc phủi bụi xe ô tô; chổi lông gà thịt nhuộm đủ màu sắc, loại cán ngắn có giá 15.000 đ/cây, loại cán dài 25.000 đ/cây; chổi cước loại dày giá 80.000 đ/cây, loại mỏng 40.000 đ/cây; chổi làm bằng dây nhựa quét bàn có 3 loại, loại thấp nhất 10.000 đ/cây, cao nhất 25.000 đ/cây”.

Gốc tre được ông Trợ dạo mua khắp các làng quê. Mua cả bụi, dùng cưa lốc đốn hàng loạt. Chở về nhà, những gốc tre này được cưa thành từng khúc theo quy cách dài, ngắn tùy từng loại cán chổi. Sau đó ông Trợ thuê người vót cán.

Riêng cán chổi dài không làm bằng gốc tre, mà được làm bằng những cây trúc đá mua tận Đà Nẵng với giá 3.000 đ/cây. Loại trúc đá Đà Nẵng đặc ruột, làm cán chổi rất bền, không như loại cây lồ ồ ở Gia Lai mỏng vỏ, dễ hư, không chịu được khi hơ lửa để uốn.

Lông gà thì có bạn hàng chuyên thu gom từ các cơ sở giết mổ gà cung ứng. Họ mua lông gà về phơi khô, xỏ thành từng dây bán cho ông Trợ với giá hơn 10.000 đ/m loại lông gà thịt, 30.000 đ/mét loại lông gà tía. Lông gà mua về lại phải qua các công đoạn giặt, phơi, đập lại và nhuộm màu, sau đó kết lại.

Cơ sở SX của ông Trợ không làm ra thành phẩm, mà chỉ làm đến công đoạn gần hoàn thiện rồi được đóng thành thùng (500 chổi/thùng) gồm cán chổi, dây đã được xâu lông gà. Những thùng hàng này được bán cho những người bán rong, họ mua về quấn thành chổi để đi bán. Quanh năm, ngày nào những thành viên trong gia đình ông Trợ cũng làm hết công suất.

Anh Lê Văn Biết ở phường Bình Định (TX An Nhơn) tâm sự: Tui bán chổi lông gà dạo quanh năm, đi khắp nơi, chiếc xe máy có ngày chạy đến 50 - 70 ngàn tiền xăng. Làm nghề này không cần vốn, cứ đến nhà ông Trợ lấy vài thùng hàng, mang về cho vợ con quấn thành những cây chổi. Nhiệm vụ của tui là mỗi sáng gắn đầy chổi lên xe, lên đường. Tháng gần Tết, mỗi ngày tui đi 2 chuyến. Sáng sớm đi đến trưa bán hết hàng, quay về lấy hàng đi tiếp chuyến khác.

"Nếu bán ở những vùng xa, vợ chồng tui chở hàng đến đó, thuê nhà trọ ở, vợ quấn chổi, chồng đi bán. Sau khi bán hết hàng mang tiền về trả cho ông Trợ, lấy nợ thùng hàng khác, cứ thế mà làm. Mấy năm nay vợ chồng tui nhờ cái nghề này mà nuôi được 2 đứa con học đại học...", anh Lê Văn Biết.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm