| Hotline: 0983.970.780

Nghề độc hái lộc: Nuôi giun quế

Thứ Hai 02/03/2015 , 10:01 (GMT+7)

Từ quốc lộ 32C rẽ theo tỉnh lộ 316 đến khu 2, xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) người đi xuôi, ngược đều thấy có một tấm biển lớn: "Trại nuôi giun Mai Hiền". 

Chủ nhân của mô hình này là cô gái trẻ người Tày, Lộc Thị Đà, quê Bắc Kạn.

Chị Lộc Thị Đà từng học ĐH Tài chính - kế toán. Sau khi lấy chồng về làm dâu ở đây, Đà bỏ nghề về làm với chồng rồi trở thành bà chủ trang trại nuôi giun. Chồng cô, anh Nguyễn Mạnh Khang vốn là kỹ sư chế tạo máy, đi lao động ở CHLB Đức về.

Thời gian ở Đức, chẳng biết cơ duyên nào khiến anh Khang tiếp cận với nghề SX giun quế. Anh ấp ủ mong ước có dịp sẽ thực nghiệm trên đồng đất quê hương. Nghĩ là làm, khi về nước anh bắt tay vào nuôi giun quế thử nghiệm từ 2008. 3 năm sau, khi đã khẳng định hiệu quả, anh chính thức đi vào SX và trang trại nuôi giun Mai Hiền ra đời.

Đưa chúng tôi đi thăm khu vực nuôi giun, chị Đà giới thiệu với chúng tôi các sản phẩm và công dụng của nó. Đúng là "trăm nghe không bằng một thấy", loại sản phẩm nào từ giun cũng thấy gần gũi với đời sống SX và sinh hoạt.

 Có loại giun làm nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi cá, làm mồi câu. Sản phẩm phụ thì làm phân hữu cơ vi sinh, bột khử mùi, chế phẩm xử lý môi trường... Phế thải duy nhất là mùn giun dùng để trồng rau sạch.

Có thể thấy nuôi giun quế hoàn toàn thân thiện với môi trường. Như để minh chứng điều mình nói, chị Đà đưa chúng tôi ra thăm mảnh vườn nhỏ chừng trên trăm mét vuông. Tại đây được bố trí bên dưới là các ngăn nuôi giun, trên là dãy thùng xốp 50 x 30 x 20 xếp từng hàng. Các thùng chứa đầy mùn giun, nhiều thùng rau muống, rau cải lên xanh mơn mởn.

Chị Đà bộc bạch: "Tôi đi Hàn Quốc đã từng được thưởng thức món ăn chế biến từ con giun, giun thực sự là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chỉ có điều tập quán của người dân ta chưa quen nên còn nghi ngại thôi. Tuy nhiên ngày càng nhiều người được tiếp cận, thay đổi nhận thức, do đó các sản phẩm từ con giun tiêu thụ ngày thêm nhiều.

Còn trồng rau bằng mùn giun thì quá tuyệt vời. Trước đây, tôi không nghĩ rằng nghề nuôi giun lại góp thêm sản phẩm cho khách du lịch. Chính vì vậy tôi đã đầu tư thêm cơ sở 2 ở khu 10, xã Xuân Lũng với quy mô lớn, diện tích 4.700 m2, thu hút hơn 10 lao động thường xuyên".

Đà cứ vanh vách giới thiệu quy trình SX và công dụng từng loại sản phẩm từ giun mà chẳng cần đến một loại cẩm nang nào khiến tôi ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được khi thấy một cô gái Tày, khuôn mặt thanh tú, làn da trắng mịn màng, bàn tay với những ngón búp măng nõn nà như tay nghệ sỹ dương cầm mà bốc từng nắm đất đầy giun lên khoe cứ "ngon ơ", điều mà không phải ai cũng dám làm.

Không ngạc nhiên sao được khi biết, chỉ với 117 m2 trên trồng rau, dưới nuôi giun mà cho thu lãi tới 50 - 60 triệu đ/tháng.

Thế mới biết, trong cơ chế thị trường, sự năng động giúp người ta có cơ hội làm giàu. Không phải buôn tàu bán bè mà chỉ nuôi giun vẫn hái được lộc của đất trời.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm