| Hotline: 0983.970.780

Nghề kiểng hái ra tiền

Thứ Hai 29/10/2012 , 11:48 (GMT+7)

Bước vào sân kiểng nhà anh Nguyễn Thanh Công ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) khách đều ngạc nhiên trước lượng kiểng cổ bề thế mà dân chơi kiểng miền Tây lâu đời mới có được.

Anh Công bên tác phẩm đoạt giải vàng 2010

Bước vào sân kiểng nhà anh Nguyễn Thanh Công ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) khách đều ngạc nhiên trước lượng kiểng cổ bề thế mà dân chơi kiểng miền Tây lâu đời mới có được.

Từ một thợ bạc với cuộc sống bình dị, bỗng nhiên anh lại trở thành nghệ nhân cây kiểng có tiếng mà lại được tiền từ “nghề chơi” mang lại. Trước năm 2000, khi phong trào hoa kiểng bắt đầu sôi động cũng là lúc anh Công tìm đến với thú chơi tao nhã và bổ ích này.

Mặc dù công việc bộn bề nhưng mỗi lần bạn bè báo cho biết nơi nào có cây hay, cây đẹp, đặc biệt là những cây có dấu ấn thời gian, anh liền tìm đến thăm thú; được giá thì mua về chăm sóc, tạo dáng, biến một cây rừng hoang dã thành một tác phẩm nghệ thuật sống. Nhờ vậy sau 10 năm sưu tầm, anh đã có được một bộ sưu tập khá đa dạng, phong phú với gần 400 hiện vật bonsai, kiểng cổ, kiểng gốc, kiểng hoa, kiểng trái và tiểu cảnh…

Anh Công thổ lộ: “Lúc đầu, tôi chỉ chưng vài ba cây trước sân nhà cho đẹp, giúp tinh thần thư giãn sau những giờ phút lao động mệt mỏi. Không ngờ cây kiểng có sức cuốn hút lạ kỳ, càng khám phá tôi càng say mê. Thế là đi đến đâu tôi cũng lân la tìm hiểu và sục sạo những cây đẹp, đặc biệt là cây to có dáng vẻ kỳ thú để mua về làm kiểng và cứ thế mà số cây trong vườn dần dần tăng lên. Cho đến một ngày có người đến hỏi mua lại mấy cây trong vườn với giá thật hấp dẫn lên đến hàng trăm triệu đồng, lời gấp đôi, ba giá vốn nên từ đó tôi mới nảy sinh ý tưởng vừa chơi, vừa làm kinh tế gia đình”.

Có người hỏi, giữa chơi và kinh doanh cây kiểng, anh nặng bên nào? Anh không ngần ngại trả lời, cả hai. Nếu không say mê, không yêu thích, không ai dám bỏ tiền ra mua về những cây hàng trăm triệu để chơi. Ngược lại, chơi mà không có đồng ra đồng vô thì lấy đâu ra tiền để chơi tiếp.

Anh Sáu Lựu, một nghệ nhân từng trải về nghề hoa kiểng cho biết: “Chính vì lòng say mê mà anh Công đã dám bỏ tiền thuê xe tải để chuyển cây sanh ra Hà Nội triển lãm nhân ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra, anh còn tích cực tham gia các hội thi hoa lan - cây cảnh do địa phương và các nơi tổ chức để giao lưu học hỏi và chia sẻ với anh em nghệ nhân cả nước”.

Được biết mới đây, tại lễ hội sinh vật cảnh Đồng Tháp 2010 cấp quốc gia, anh đã giành được huy chương vàng cho tác phẩm tiểu cảnh do chính anh sáng tạo.

Từ tình yêu thiên nhiên, cây cảnh mà anh có được một tài sản đáng giá. Đó là một vườn sưu tập với nhiều chủng loại đặc sắc như mai vàng, nguyệt quới, tùng, sanh, cằn thăn, chiếu thủy và nhiều cây rừng hoang dã như vú sữa, lộc vừng, dâu, xơ ri… Cây nào cũng được cắt tỉa, uốn sửa và tạo dáng theo phong cách riêng.

Tham quan vườn kiểng, người ta nhận ra ngay anh có lối chơi khá độc đáo, đó là phong cách tạo dáng cây chịu ảnh hưởng nhiều của tính phóng khoáng và gần với tự nhiên. Dù là kiểng nhỏ hay kiểng lớn, tất cả đều mang dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển, không cầu kỳ gượng ép. Riêng loại hình bonsai, anh rất chú ý về tổng thể, chậu và cây lúc nào cũng tương xứng, cân đối, hài hòa.

Trong số cây hiện có, anh mê nhất là nguyệt quới và kiểng trái. Ngoài việc sưu tầm, anh còn là một người cần cù chịu khó, miệt mài học hỏi những kỹ thuật tiên tiến bằng cách mời một số nghệ nhân có uy tín đến cố vấn kỹ thuật. Nhờ vậy, bất cứ một mẩu cây rừng nào dù dạng thô sơ, tàn chi rắc rối tới đâu, khi lọt vào khu vườn nhà anh cũng có thể hóa thân thành một cây kiểng nghệ thuật mẫu mực.

Anh cho biết mỗi cây đều có dáng vẻ và nét kỳ mỹ hấp dẫn khác nhau, do đó giá trị cũng khác nhau. Cây trung bình có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Những cây lâu năm, già giặn như cây sanh dáng cổ đưa ra Hà Nội triển lãm trị giá 1,5 tỷ và cây nguyệt quới cổ thụ gốc lớn cũng có giá cả tỷ đồng…

Hỏi về thú vui nghề nghiệp, anh phấn khởi cho biết: “Nhiều năm qua, có bao nhiêu tiền tôi cũng ưu tiên dành cho vườn kiểng. Riêng năm rồi, tôi thu vô được 10 tỷ từ tiền bán cây để bổ sung cây mới. Chơi cây kiểng ngoài lợi nhuận kinh tế ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn mở rộng, yêu đời và yêu cuộc sống hơn. Chơi kiểng cũng làm cho mình có nhiều bạn bè, khách hàng, kể cả khách từ Hà Nội, miền Trung cũng đến làm quen, chia sẻ”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm