| Hotline: 0983.970.780

Nghề muối Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ

Chủ Nhật 04/04/2021 , 08:34 (GMT+7)

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, nghề muối Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ, liên kết doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị chuỗi liên kết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) kiểm tra tình hình sản xuất muối tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) kiểm tra tình hình sản xuất muối tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 3/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu về phát triển nghề muối của tỉnh. Đoàn công tác đã đến làm việc tại Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu và tham quan một số HTX làm muối trên địa bàn huyện Đông Hải.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Nghề muối Bạc Liêu là nghề truyền thống được hình thành và phát triển hơn 100 năm. Vùng sản xuất muối của tỉnh tập trung ở các huyện ven biển từ TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải.

Hiện nay, diện tích làm muối duy trì trên 1.500 ha. Năm 2013, sản phẩm muối Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tuy nhiên, nghề muối luôn đứng trước những thách thức rất lớn như: Phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, kết cấu hạ tầng muối bị hạn chế, giá muối thấp, được mùa thì mất giá… nên đời sống diêm dân gặp khó khăn.

Trong mùa vụ 2020 - 2021, toàn tỉnh có trên 1.500 ha sản xuất muối (giảm khoảng 2.000 ha so với năm 2011), trong đó huyện Đông Hải trên 1.300 ha, huyện Hòa Bình trên 180 ha và TP Bạc Liêu khoảng 80 ha. Diện tích sản xuất theo truyền thống (phơi trên nền sân đất) gần 1.400 ha và theo phương pháp trải bạt khoảng 100 ha.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham quan Công ty muối Bạc Liêu tại xã Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham quan Công ty muối Bạc Liêu tại xã Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: Trọng Linh.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu, cho biết: Qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, hiện nay, công ty đã có 7 sản phẩm từ muối: Muối tinh, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy i-ốt, muối ớt, muối ớt tôm và muối tiêu… phục vụ thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm muối của công ty đã có mặt ở các hệ thống siêu thị lớn như: Big C, Cop Mart, Vinmart… với 300 cửa hàng tại 13 tỉnh thành vực phía nam, với sản lượng chế biến 35 tấn muối/ngày.

Ngoài ra, công ty xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… bình quân mỗi tháng khoảng 100 tấn muối/tháng.

Theo ông Tuấn, với sản lượng xuất khẩu như hiện tại quá thấp so với tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, do giá thành sản xuất quá cao nên khó cạnh tranh với các tỉnh thành khác. Đặc biệt, chi phí vận chuyển đã chiếm tới 40% giá muối.

Anh Trần Văn Thưa, Chủ tịch HTX Diêm nghiệp Doanh Điền, tại xã Điền Hải (huyện Đông Hải) chia sẻ: Hợp tác xã hiện có 57 thành viên, vụ muối năm 2020 - 2021 HTX canh tác 69 ha (trong đó, có 8 ha được trải bạt), năng suất đạt khoảng 1.800 - 2.000 giạ/ha, với giá muối đen hiện tại được thương lái thu 550 - 600 đồng/kg, muối trắng 1.100 - 1.200 đồng/kg, trừ các chi phí mỗi ha chỉ còn lãi 30 triệu đồng/ha đối với diện tích trải bạt, còn diện tích không trải bạt chỉ lãi khoảng 15 triệu đồng/ha.

Năm 2020, nghề muối Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2020, nghề muối Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, khẳng định: Để năng cao giá trị sản xuất muối thì cần có kế hoạch quy hoạch tổng thể, kết hợp nhiều nguồn như nguồn nông thôn mới hay nguồn từ khuyến nông… Trước hết, tỉnh Bạc Liêu cần xác định lại diện tích sản xuất muối sao cho phù hợp nhất, sau đó báo cáo với Bộ NN-PTNT để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, Bạc Liêu cần xây dựng mô hình điểm sản xuất muối.

“Bên cạnh đó, để năng cao giá trị nghề muối, Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ, giảm lao động thủ công. Ngoài ra, cần tìm doanh nghiệp để liên kết, nâng cao chuỗi liên kết giá trị”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất