| Hotline: 0983.970.780

Nghề vi nhân giống hoa

Thứ Hai 26/08/2013 , 10:08 (GMT+7)

Người học xong chương trình này có thểlàm việc tại gia đình, địa phương và các cơ sở sử dụng công nghệ sinh học trong SX giống cây hoa.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ phổ thông cơ sở trở lên.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.  

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm, cơ sở khoa học và những hạn chế của vi nhân giống.

+ Trình bày được đặc điểm của một số cây hoa như: hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa hồng môn, hoa đồng tiền.

+ Trình bày được các bước trong quy trình vi nhân giống từ đó ứng dụng để nhân giống một số cây hoa cụ thể.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các loại dụng cụ, vật liệu dùng trong vi nhân giống.

+ Pha chế được dung dịch mẹ, dung dịch nuôi cấy phù hợp đối với từng loại cây hoa.

+ Thực hiện được các khâu trong quy trình vi nhân giống như: Lựa chọn cây lấy mẫu, lấy mẫu và khử trùng mẫu nuôi cấy, nuôi cấy khởi đầu, nhân nhanh, tạo cây hoàn chỉnh, cấy và chăm sóc cây ngoài vườn ươm.

+ Thực hiện thành thạo các bước trong quy trình vi nhân giống loại hoa mà học viên lựa chọn.

 - Thái độ:

Tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 2. Cơ hội việc làm

Người học xong chương trình này có thểlàm việc tại gia đình, địa phương và các cơ sở sử dụng công nghệ sinh học trong SX giống cây hoa. 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

Thời gian khoá học: 03 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra hết khoá học: 40 giờ (trong đó thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa 16 giờ) 

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ:

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ.

+ Thời gian học lý thuyết: 78 giờ

+ Thời gian học thực hành: 362 giờ 

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu và điều kiện vi nhân giống.

94

16

70

8

MĐ 02

Pha chế dung dịch và chuẩn bị môi trường vi nhân giống

90

16

66

8

MĐ 03

Trình tự các giai đoạn vi nhân giống.

94

20

66

8

MĐ 04

Chuẩn bị vườn ươm, cấy và chăm sóc cây ở vườn ươm.

90

16

66

8

MĐ 05

Vi nhân giống một số loại hoa

96

10

78

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

78

346

56

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

 IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Vi nhân giống hoa” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập MĐ01 hoặc một số mô đun (MĐ 02; MĐ 03; MĐ 04; MĐ 05) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 05 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu và điều kiện vi nhân giống” có thời gian đào tạo là 94 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu, các điều kiện vi nhân giống hoa.

- Mô đun 02: “Pha chế dung dịch và chuẩn bị môi trường vi nhân giống” có thời gian đào tạo là 90 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng xác định, pha chế, bảo quản hóa chất và môi trường dùng trong nghề vi nhân giống hoa.

- Mô đun 03: “Trình tự các giai đoạn vi nhân giống” có thời gian đào tạo là 94 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Là mô đun quan trọng trong chương trình đào tạo nghề vi nhân giống hoa, nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các giai đoạn vi nhân giống.

- Mô đun 04: “Chuẩn bị vườn ươm, cấy và chăm sóc cây ở vườn ươm” có thời gian đào tạo là 90 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức về chuẩn bị vườn ươm, cấy và chăm sóc cây ở vườn ươm.

- Mô đun 05: “Vi nhân giống một số loại hoa”, có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 78 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Là mô đun cuối của chương trình đào tạo nhằm rèn luyện các kỹ năng thực hiện các bước công việc vi nhân giống một số loại hoa.. Mô đun được biên soạn dưới dạng quy trình Vi nhân giống cho 5 loại cây hoa. Học viên được lựa chọn ba loại cây hoa để thực hiện quy trình vi nhân giống.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Trắc nghiệm hoặc vấn đáp

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện, để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở vi nhân giống hoa và tham gia vào quá trình quản lý trong thời gian phù hợp với chương trình đào tạo. Cũng có thể bố trí thời gian ngoại khoá để hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm