| Hotline: 0983.970.780

Nghĩa Đàn phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Thứ Năm 25/07/2013 , 10:08 (GMT+7)

Sâu bệnh gây hại lúa hè thu ở Nghệ An đang có chiều hướng phát sinh như rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, sâu đục thân hai chấm và đặc biệt là dịch sâu cuốn lá nhỏ bùng phát dữ dội.

Sâu bệnh gây hại lúa hè thu ở Nghệ An đang có chiều hướng phát sinh như rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, sâu đục thân hai chấm và đặc biệt là dịch sâu cuốn lá nhỏ bùng phát dữ dội.

Huyện Nghĩa Đàn là một trong những địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với trên 400 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Hội, thị trấn Nghĩa Đàn với mật độ trung bình từ 20 - 30 con/m2.

Trước tình hình trên, Phòng Nông nghiệp- PTNT và Trạm BVTV huyện Nghĩa Đàn đã chủ động phối hợp với các xã để triển khai biện pháp phòng ngừa. Xã Nghĩa Trung có 19 xóm thì có đến 16 xóm bị dịch tấn công, gây hại hơn 220 ha lúa. May mắn là sâu đang trong thời kỳ lứa 1 nên ảnh hưởng chưa lớn. Ngay khi phát hiện sâu bệnh, xã đã tiến hành phun thuốc đồng loạt nên diện tích lúa bị nhiễm bệnh phục hồi tốt.


Cần chuẩn bị kế hoạch đối phó sâu cuốn lá nhỏ có khả năng bùng phát

Tại xã Nghĩa Lộc, trong tổng số 400 ha lúa HT thì 80 ha đã xuất hiện sâu bệnh với mật độ trung bình từ 15 - 20 con/m2, có nơi 25 - 30 con/m2, vì đã có kinh nghiệm đối phó từ trước nên không gặp quá nhiều khó khăn trong việc phòng trừ.

“Loài dịch hại này sau hơn 2 năm mới lại xuất hiện trên đồng ruộng Nghĩa Lộc. Trước đây, vì không nắm rõ tình hình cũng như mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ nên diện tích trồng lúa của chúng tôi bị ảnh hưởng rất lớn khiến năng suất giảm mạnh. Nay nhờ cán bộ khuyến nông báo cáo kịp thời nên xã đã phối hợp với Trạm BVTV tổ chức họp dân để tìm ra phương án nhanh gọn và hiệu quả.

Huy động các máy bơm động cơ của nhà máy đường cũng như người dân để phun thuốc, đồng thời yêu cầu những hộ có diện tích lúa bị nhiễm bệnh nhanh chóng ra đồng để phun đồng loạt. Đến thời điểm này đã có khoảng 80% diện tích lúa hồi phục trở lại”, ông Ngô Sỹ Cường, Phó Chủ tịch xã Nghĩa Lộc phấn khởi cho biết.

Xác định sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng dịch hại nguy hiểm với cây lúa, nhất là thời điểm cuối đẻ nhánh và bắt đầu làm đòng nên huyện Nghĩa Đàn đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo chống dịch ở các xã có diện tích bị nhiễm, từ đó có hướng chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.

“Không thể xem thường mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đối với các xã có nhiều diện tích nhiễm bệnh như Nghĩa Trung, Nghĩa Lộc, Nghĩa Khánh, Nghĩa Thịnh... UBND huyện đã thống nhất chỉ đạo Trạm BVTV cung ứng thuốc cho mỗi hộ.

Bên cạnh đó mỗi xã đã lập phương án riêng, huy động máy bơm động cơ để phun thuốc đồng loạt sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ thực hiện kịp thời những biện pháp phòng ngừa nên tình hình sâu bệnh đã được khống chế”, ông Lê Công Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện khẳng định.

Theo khuyến cáo của Trạm BVTV huyện Nghĩa Đàn, từ ngày 25/7 sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 có khả năng bùng phát. Do đó, các xã phải tiến hành họp dân để phổ biến các kiến thức phòng trừ sâu bệnh và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc men để khi có lịch phun là đồng loạt tiến hành.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.