| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá sát sọc

Thứ Năm 26/09/2024 , 08:27 (GMT+7)

Cần Thơ Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản, kích thích sinh sản, ương giống thương phẩm cá sát sọc (còn gọi là xác sọc).

Mới đây, Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ và Chi Cục Thủy sản Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố kết quả đề tài khoa học công nghệ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá sát sọc thành công cho thị trường nuôi cá nước ngọt tại ĐBSCL.

Cá sát sọc (còn gọi là, cá sát, cá tra xiêm) có tên tiếng Anh là Giant pangasius và tên khoa học là Pangasius macronema. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá sát sọc (còn gọi là, cá sát, cá tra xiêm) có tên tiếng Anh là Giant pangasius và tên khoa học là Pangasius macronema. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đề tài “Một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá sát sọc” do TS Nguyễn Văn Triều, Phó trưởng Khoa Công nghệ nuôi trồng Thủy sản - Trường Thủy sản làm chủ đề tài. Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản, kích thích sinh sản, ương giống thương phẩm; góp phần đa dạng đối tượng nuôi; đóng góp định hướng khai thác và bảo tồn loài cá sát sọc. Từ đó, kích thích sinh sản nhân tạo giống cá sát sọc ngày càng thành công hơn.

Theo TS Nguyễn Văn Triều, cá sát sọc (còn gọi là, cá sát, cá tra xiêm) có tên tiếng Anh là Giant pangasius và tên khoa học là Pangasius macronema.

Tại vùng ĐBSCL, cá sát sọc được tìm thấy trên sông Tiền và sông Hậu thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng… Cá sát sọc lớn nhất khoảng 400 gram/con. Cá có chiều dài từ 2-27cm, con đực có kích thước tối đa khoảng 30cm. Đây là loài có kích thước nhỏ nhất trong họ Pangasiidae. Tuy nhiên, cá sát sọc có chất lượng thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng nên có thể bán được giá rất cao, từ 120.000-150.000 đồng/kg trở lên. Nếu vào nhà hàng, giá bán sẽ dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg.

Thời gian qua, do chưa sản xuất được con giống nhân tạo nên người dân tại các địa phương muốn nuôi phải tìm bắt nguồn con giống trong tự nhiên nên còn bị động, khó phát triển quy mô nuôi.

Nói về nghiên cứu cá sát sọc cho đẻ thành công, TS Nguyễn Văn Triều cho biết thêm, sát sọc là loài cá ăn tạp thiên về động vật (kích thước nhỏ). Mùa vụ sinh sản của cá sát sọc từ tháng 3-8, tập trung đẻ từ tháng 5-8. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục khi nuôi vỗ là 60%, tỷ lệ rụng trứng của cá tham gia sinh sản là 50%.

Cá sát sọc thành thục tốt hơn khi được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng 40% đạm. Cá sát sọc rụng trứng tốt nhất khi sử dụng HCG liều lượng 6.000 UI/kg cá cái. Ovaprim liều lượng từ 0,4 - 0,6 ml/kg cá cái chưa có tác dụng gây rụng trứng.

Mùa vụ sinh sản của cá sát sọc từ tháng 3-8, tập trung đẻ từ tháng 5-8. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục khi nuôi vỗ là 60%, tỷ lệ rụng trứng của cá tham gia sinh sản là 50%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mùa vụ sinh sản của cá sát sọc từ tháng 3-8, tập trung đẻ từ tháng 5-8. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục khi nuôi vỗ là 60%, tỷ lệ rụng trứng của cá tham gia sinh sản là 50%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để cho cá sinh sản tốt hơn, có  thể sử dụng các biện phương pháp kích thích sinh thái (dòng chảy, chế độ thay nước, nhiệt độ, ánh sáng...) trong nuôi vỗ. Bổ sung (vitamin E, kẽm, khoáng...) vào thức ăn nhằm tăng mức độ thành thục sinh dục trong nuôi vỗ. Kết hợp các loại hormon khác nhau trong kích thích sự rụng trứng. Sự lựa chọn thức ăn của cá sát sọc giai đoạn cá bột đến cá giống rất quan trọng. Nghiên cứu các đặc điểm dinh dưỡng (tính ăn, nhu cầu đạm, lipid...), sinh lý cá bột, cá giống giúp tăng tỷ lệ sống cá sát sọc trong ương nuôi.

Đối với các bố mẹ cho sinh sản tuyệt đối dao động từ 550 đến 21.395 trứng/cá thể (trung bình 6.007 trứng/cá thể). Đường kính trứng, giai đoạn III: 0,55mm, giai đoạn IV: 0,79mm.

Với việc lần đầu tiên cá sát sọc tại ĐBSCL được nhân giống nhân tạo thành công sẽ mở ra nhiều triển vọng để phát triển nuôi loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao này trong tương lai. Đề tài khoa học, do TS Nguyễn Văn Triều làm chủ, không chỉ hướng đến mục tiêu đa dạng đối tượng thủy sản nuôi mà còn làm cơ sở cho định hướng khai thác, bảo tồn loài cá này trong tự nhiên.

Xem thêm
Cơ hội lớn cho xuất khẩu cá sấu

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam không xuất khẩu được cá sấu sống sang Trung Quốc. Với nghị định thư vừa được ký kết, hi vọng nhiều cơ hội mới sẽ mở ra…

Hiện đại hóa tàu khai thác giúp nâng cao hiệu quả kinh tế

Nhờ từng bước hiện đại hóa đại hóa tàu khai thác, hiệu quả kinh tế trong những chuyến vươn khơi bám biển của ngư dân Quảng Trị ngày càng được nâng cao.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tính minh bạch của sản phẩm thủy sản

84,6% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Con số này vượt xa mức trung bình toàn cầu là 71%.

Mong ngư dân vững tâm bám biển, ngã ở đâu đứng dậy ở đó

Đó là tâm tư của ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản gửi đến các tổ chức, cá nhân gặp biến cố từ đợt thiên tai, mưa bão mới đây.

Bình luận mới nhất