| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống thay đổi của ngư dân trên thế giới

Ngư dân Tunisia thành 'người cứu mạng'

Thứ Ba 06/08/2019 , 13:20 (GMT+7)

Vì các tranh chấp trên biển hay chiến sự trên đất liền, những ngư dân trên thế giới đang phải biến đổi từng ngày để thích nghi theo sự thay đổi của môi trường, đời sống xã hội.

Chamseddine Bourassine, chủ tịch Hiệp hội Ngư dân Zarzis, trên thuyền của ông đậu tại cảng Zarzis. Ảnh: Refugees Deeply.

Thuyền trưởng người Tunisia Chamseddine Bourassine cùng thủy thủ đoàn của mình và ba tàu đánh cá khác hôm 11/5 đưa 69 người di cư trở về bờ, chỉ 5 ngày sau khi con thuyền rời thành phố Zuwara trên bờ biển phía tây Libya.

Con tàu đánh cá của Bourassine từng liên lạc radio vào bờ để nhờ giúp đỡ hộ thuyền di cư khi nhìn thấy nó gặp nạn ngoài biển. Nhưng sau hai ngày, chứng kiến con thuyền chật ních người vẫn lênh đênh trên những ngọn sóng dữ, Bourassine quyết định trực tiếp hành động, theo AFP.

Các ngư dân từ quốc gia Bắc Phi này đang dành nhiều thời gian để kéo người di cư vào bờ hơn là đánh cá trong khi những nỗ lực viện trợ nhân đạo và các cuộc tuần tra hải quân của châu Âu dọc theo khu vực bờ biển giữa Italy và Libya đang sụt giảm mạnh.

“Khu vực nơi chúng tôi đánh cá là điểm giao nhau” giữa Zuwara và đảo Lampedusa của Italy, Badreddine Mecherek, ngư dân đến từ thị trấn ven biển Zarzis của Tunisia, gần biên giới với Libya, cho hay.

Các ngư dân từ Zarzis đã cứu hàng trăm mạng người di cư trong những năm gần đây, trong bối cảnh số lượng thuyền tị nạn rời Tây Libya để tới châu Âu tăng đột biến. Khi mùa hè trở lại và biển bắt đầu tĩnh lặng, họ có lẽ sẽ còn cứu được nhiều người hơn nữa. 

“Đầu tiên, chúng tôi báo với nhà chức trách, nhưng rồi cuối cùng, vẫn đến tay chúng tôi phải cứu họ”, Mecherek càu nhàu trong lúc mày mò bên chiếc thuyền cá mòi rỉ sét của mình.

Các quốc gia châu Âu ở phía bắc biển Địa Trung Hải đang tìm cách ngăn chặn dòng người tị nạn đổ bộ lên bờ biển của họ và hải quân Tunisia với nguồn lực ít ỏi chỉ có thể giải cứu những con thuyền bên trong lãnh hải.

“Chẳng ai muốn liên quan” đến vấn đề này, Mecherek nói và thêm rằng việc cứu những người di cư trôi dạt ngoài biển chỉ càng khiến công việc của họ bị ảnh hưởng.

Những ngư dân bắt gặp thuyền chở người di cư vào ngày thứ hai ra khơi, ít nhất họ có thể đánh bắt được trong một ngày, nhưng “nếu chúng tôi phát hiện ra họ ngay vào đêm đầu tiên, chúng tôi phải quay trở về với hai bàn tay trắng”, Mecherek giải thích. “Rất khó để hoàn thành công việc khi bạn có quá nhiều người trên khoang”.

Tính chất phức tạp của các cuộc giải cứu thậm chí còn tăng thêm nếu thuyền di cư ở gần Italy.

Khi Bourassine và thủy thủ đoàn của ông hồi năm ngoái kéo một thuyền di cư không có động cơ về phía Lampedusa, họ đã bị tống giam trong 4 tuần ở Sicily với lý do giúp đỡ người di cư. Họ mất tới hàng tháng để lấy lại tàu.

Các tàu nhân đạo và tàu thuộc “Chiến dịch Sophia” chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) đã giải cứu hầu hết những thuyền di cư mắc kẹt trong những năm gần đây nhưng các hoạt động cứu hộ giảm mạnh vào năm 2019.

“Giờ đây, chúng tôi thường là bên tới đầu tiên... Nếu chúng tôi không đến, người di cư sẽ chết”, Mecherek quả quyết.

Một ngư dân Tunisia chuẩn bị lưới đánh cá trên tàu đậu tại cảng Zarzis hồi tháng 5. Ảnh: AFP.

Hôm 10/5, một tàu cá Tunisia đã cứu thoát trong gang tấc 16 người di cư sau khi họ trải qua 8 giờ lênh đênh trên biển. 6 người khác đã chết đuối trước lúc tàu kịp tới.

Người sống sót Ahmed Sijur mô tả chiếc thuyền đánh cá xuất hiện vào lúc bình minh giống như “một thiên thần”.

“Tôi đã từ bỏ hy vọng, nhưng Chúa đã cử những ngư dân này tới cứu chúng tôi”, một người tị nạn 30 tuổi đến từ Bangladesh chia sẻ.

Nhưng Mecherek thấy lo lắng hơn là tự hào. “Chúng tôi không muốn nhìn thấy thêm xác chết nữa. Chúng tôi muốn bắt cá, không phải vớt người”, anh nói và thêm rằng thủy thủ đoàn của anh đang ngày càng trở nên khó chịu.

“Tôi có 20 thủy thủ trên tàu và tất cả đều có chung câu hỏi “Ai sẽ là người giúp chúng tôi nuôi sống gia đình?”, Mecherek cho hay. “Nhưng ngư dân địa phương sẽ không bao giờ để người khác chết đuối ngoài biển”.

Với quan chức Chữ thập Đỏ Tunisia Mongi Slim, các ngư dân “thực tế không khác gì những cảnh sát biển”. Ông cho biết một số người di cư kể rằng các tàu lớn thường không dừng lại giúp đỡ.

Dưới áp lực phải đạt đủ định mức ra khơi trong mùa đánh cá ngắn mỗi năm, các con tàu đánh bắt cá ngừ lớn ở Zarzis thường chỉ gọi lực lượng bảo vệ bờ biển để thông báo thay vì dừng lại giúp đỡ.

“Chúng tôi báo cáo về thuyền di cư nhưng chúng tôi không thể đưa họ vào bờ. Chúng tôi chỉ có vài tuần để đánh bắt thôi”, một thành viên thủy thủ đoàn tàu đánh cá ngừ cho hay.

Với Chamseddine, những tháng mùa hè sẽ vô cùng khó khăn. “Chiến sự đã quay trở lại Libya, những kẻ buôn người lại được tự do hoạt động... Có nguy cơ nhiều vụ đắm tàu sẽ xảy ra”, ông nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.