| Hotline: 0983.970.780

Người Chợ Mới thay đổi cách trồng rừng theo hướng tối ưu hoá lợi nhuận

Thứ Tư 12/04/2023 , 09:06 (GMT+7)

Trồng rừng ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã trở thành phong trào, giúp người dân làm giàu và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Nâng tầm đời sống kinh vùng cao

Ông Bùi Nguyễn Quỳnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới phấn khởi nói: Chợ Mới là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nhưng việc trồng rừng đã giúp thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện, không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo, mà còn là cây làm giàu cho người dân. Nhiều nơi trước đây có điều kiện kinh tế khó khăn, mặt bằng đời sống của người dân còn thấp, nhưng cũng đã có những thay đổi đột phá, chủ yếu là từ rừng trồng.

Có thể kể đến như các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, Quảng Chu, Thanh Thịnh, Nông Hạ, Đồng Tâm… đã không còn thôn, bản khó khăn nữa, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ trồng một năm đã không còn là chuyện hiếm. Có nhiều thôn, bản ở các xã Thanh Thịnh, Như Cố, Nông Hạ… đến nay 100% hộ dân thoát nghèo, nhiều gia đình khá giả, có cơ ngơi tiền tỷ.

Năm 2022, trên toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 1.000 ha rừng, vượt 120% kế hoạch năm là 830 ha. Trong đó, trồng cây chủ lực là 99,21 ha, cây phân tán là 150 ha và 65 ha do người dân tự trồng sau khai thác. Kế hoạch dự kiến trồng rừng ở huyện Chợ Mới trong năm 2023 lên đến 1.100 ha. Nhu cầu trồng rừng của người dân ở huyện Chợ Mới luôn cao hơn so với kế hoạch đăng ký đầu năm, do vậy bà con tự chủ động về cây giống, phân bón mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

DJI_0192

Bộ mặt nhiều thôn, bản vùng cao của huyện Chợ Mới thay đổi nhờ trồng rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Người dân lựa chọn loại cây phù hợp với nhu cầu thị trường

Ông Triệu Đức Tiệp, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Mới thông tin, ở địa phương hiện nay gần như không còn tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép nữa, mà chỉ có số ít vi phạm phá rừng ót (rừng tự nhiên) để trồng rừng sản xuất. Lý do là sau những năm 2000, người dân nhận thấy nguồn lợi từ rừng nên trồng rừng ở huyện Chợ Mới đã trở thành phong trào phát triển mạnh. Việc trồng rừng giúp cho đời sống kinh tế của người dân có thu nhập ổn định, bền vững.

Cây keo, cây mỡ vẫn là loại cây trồng phổ biến tại huyện Chợ Mới, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn. Loại gỗ này nếu khai thác ở năm thứ 5 – 6 sẽ cho thu hoạch khoảng 70 triệu đồng/ha, năm thứ 7 – 8 được khoảng 100 triệu đồng/ha.

5

Người dân ở huyện Chợ Mới lựa chọn những loại cây trồng có giá trị cao và dễ tiêu thụ để đưa vào trồng rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo ông Tiệp, khác với trước đây là trồng theo định hướng, chỉ đạo của ngành chuyên môn, thì nay nhiều người dân huyện Chợ Mới đã tự lựa chọn giống cây trồng có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Ví dụ như, người dân các thôn vùng cao ở các xã Yên Hân, Yên Cư, Bình Văn lựa chọn trồng những loại cây có giá trị cao như cây hồi, giống cây trồng 1 lần nhưng thu hoạch cả đời (khai thác quả); Một số nơi phù hợp trồng quế, đến năm thứ 5 – 6 đã bắt đầu cho khai thác tới trên 20 năm, cho thu hoạch cả trăm triệu/ha/năm.

Ngoài ra, hiện nay người dân nhiều nơi trên địa bàn cũng đã chủ động đưa giống cây bạch đàn mô có nguồn gốc từ Trung Quốc về trồng. Đây là loại cây được đánh giá là lớn nhanh, đến năm thứ 5 đã cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng/ha.

Từ năm 2020 đến nay, huyện Chợ Mới trồng được hơn 3.200ha rừng, trong đó trồng lại sau khai thác hơn 2.000ha, gần 1.000ha rừng phân tán, còn lại diện tích rừng trồng của lâm trường. Triển khai Dự án KFW8 trên địa bàn một số xã, đến nay huyện đã đo đạc thực hiện dự án được 987ha; diện tích đánh dấu cây tỉa thưa hơn 700ha, với 533 hộ dân tham gia và đã được cấp sổ tiết kiệm với số tiền hơn 6,7 tỷ đồng. Cấp chứng chỉ FSC với tổng diện tích hơn 921ha của 322 hộ dân các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ. Hằng năm, toàn huyện khai thác trên 50.000m3 gỗ rừng trồng.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất