| Hotline: 0983.970.780

Người 'đặc biệt' nơi vùng cao biên viễn xứ Nghệ

Thứ Năm 22/03/2018 , 14:30 (GMT+7)

Chúng tôi đã nhiều lần được nghe kể về bác sỹ Và Bá Tủa, người con của bản Huồi Cọ. Nhưng phải đến khi được “diện kiến” mới hiểu vì sao ông được gọi là “người đặc biệt” ở vùng đất biên viễn này.

Bệnh nhân “được” nợ tiền khám

Học hết THPT đúng vào thời điểm bản Huồi Cọ xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) xuất hiện dịch bệnh tiêu chảy, sốt rét, Và Bá Tủa, sinh năm 1970, chứng kiến nhiều hủ tục “đuổi con ma rừng” của đồng bào. Mỗi khi bị bệnh, thay vì đưa bệnh nhân đến bệnh viện, đồng bào thường mời thầy mo đến cúng đuổi ma, bắt người bệnh nhịn ăn cơm trắng nhiều ngày... Không ít người đã chết oan vì những hủ tục.

13-04-23_bc_sy_v_b_tu_vi_cuu_tinh_cu_dong_bo_vung_bien_vien_ty_nghe_n
Bác sỹ Và Bá Tủa, vị cứu tinh của đồng bào vùng biên viễn tây Nghệ An

Huồi Cọ nói riêng và các bản vùng biên viễn xã Nhôn Mai nói chung cách trung tâm huyện lỵ hàng trăm km đường rừng, nhận thức của đồng bào còn hạn chế. Phương tiện lúc bấy giờ chưa như ngày nay, đường đến huyện chỉ là những lối đi nhỏ ven rừng. Đưa bệnh nhân ra đến bệnh viện huyện phải đi bộ mất 3-4 ngày.

Gia đình không có người làm ngành y nhưng những biến cố đối với dân bản hiện ra trước mắt khiến Tủa từ nhỏ đã có ước mơ sau này trở thành thầy thuốc giỏi để chữa bệnh.

Năm 1992, Tủa thi vào trung cấp y, đến năm 1997 được bổ nhiệm làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhôn Mai. Năm 2002, Tủa học lên đại học và tiếp tục làm đứng đầu trạm Y tế xã Nhôn Mai suốt hơn 20 năm qua.

“Bố Tủa cũng là một thầy mo, chữa bệnh cho dân bản. Nhưng khi Tủa đi học về, bố Tủa nói, con đi học về thì bố mất việc. Cũng kể từ đó, mỗi khi nhà ai có người bệnh, bố Tủa thường đến tận nhà vận động đến trạm xá để khám và điều trị. Nhờ thế, ngày càng có nhiều người bệnh đến với trạm xá hơn” – bác sỹ Tủa tâm sự.

Không được đào tạo về đông y nhưng Tủa nhận thấy thực tế nhiều bài thuốc của thầy mo lấy từ cây thuốc trong rừng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Gặp những ca khó chữa, bệnh nhân không chịu lên tuyến trên, Tủa lại trao đổi với các thầy mo để tìm cách cứu người. Nhờ thế, nhiều ca bệnh đã được Trạm Y tế xã Nhôn Mai chữa khỏi.

Trạm y tế xã là nơi khám chữa bệnh ban đầu, chỉ chữa trị những bệnh thông thường. Nhưng thực tế ở địa phương nhiều lúc phải đặt cái tâm của người bác sỹ lên trên trách nhiệm. Đó là những lúc người nhà nằng nặc đưa bệnh nhân về nhà chờ chết nếu trạm xá không chịu cứu chữa.

“Nếu ta không chữa được, người nhà bệnh nhân cũng sẽ đưa về nhà chờ chết! Nhiều lúc đồng bào nói “ta chỉ có 2 trăm nghìn thôi, nếu không chữa thì ta đưa về nhờ thầy mo cúng”. Biết là họ sẽ không đi bệnh viện huyện mà ở nhà chịu chết, biết là vượt quá thẩm quyền của trạm xá nhưng vì mạng sống của đồng bào, Tủa cũng phải làm liều. Nhiều ca may mắn đã thoát chết như thế”, bác sỹ Tủa phân trần.

Việc khám chữa bệnh ở Trạm xá xã Nhôn Mai nhiều lúc khiến cán bộ ở đây dở khóc dở cười. Đó là lúc trạm xá sử dụng thuốc vượt quá mức quy định khiến ngành bảo hiểm không xuất toán, chuyển sang năm sau. Là lúc đồng bào chỉ đem vài trăm nghìn đồng đến trạm xá nhưng tiền chữa trị lên đến cả triệu đồng.

“Có năm, ngành bảo hiểm không xuất toán cả chục triệu đồng. Và đến nay, bệnh nhân còn nợ tiền khám chữa bệnh trạm y tế xã lên đến hơn 40 triệu đồng. Chưa biết cách giải quyết vấn đề này như thế nào nhưng cứ cứu được người là Tủa vui lắm”, bác sỹ Tủa nói.
 

Bệnh nhân gọi bác sỹ bằng bố

Năm 1992, sau khi được bác sỹ Và Bá Tủa mổ và cắt hết phần u bướu gần 3 kg, ông Và Lia Ninh tại bản Piêng Cọp, xã Mai Sơn như được sinh ra lần thứ 2. Các bệnh viện tuyến trên chẩn đoán ông Ninh bị ung thư giai đoạn cuối, về nhà chờ chết. Không đành để ông Ninh chết nhưng cũng không có tiền, người nhà đưa ông Ninh đến gặp Tủa và nhất quyết nhờ phẫu thuật cắt phần u để điều trị.

“Tủa tiêm thuốc giảm đau rồi cắt phần u sau đó điều trị bằng kháng sinh. Sau này, ta mới biết mình chỉ bị u bướu thông thường. Đến nay ta đã trên 60 tuổi, khỏe mạnh và đổi tên thành Và Nhìa Sáu, theo tiếng Mông có nghĩa là từ nay không có ma nào dám về”, ông Ninh cười hiền.

Được cứu sống, dù nhiều tuổi hơn nhưng ông Ninh nhất quyết gọi Tủa bằng bố và cứ vài tuần lại đánh đường rừng ra Trạm Y tế xã Nhôn Mai thăm.

13-04-23_bc_sy_v_b_tu_thm_khm_mot_benh_nhi_den_tu_huyen_ky_son
Bác sỹ Và Bá Tủa thăm khám một bệnh nhi đến từ huyện Kỳ Sơn

Năm 2014, khi đó có 42 học sinh tại xã Mai Sơn mắc căn bệnh lạ. Nhiều nhà đã mời thầy mo về cúng đuổi ma, Trạm xá xã Mai Sơn cũng lúng túng không biết cách xử lý. Trong một lần thăm khám, bác sỹ Tủa khẳng định đây là bệnh sởi. Sau khi báo cáo lên Trung tâm y tế huyện Tương Dương, bác sỹ Tủa được điều động sang phụ trách bệnh viện dã chiến ở Mai Sơn. Gần hai tuần sau, các ca bệnh đều đã qua cơn nguy kịch, không có người tử vong.

Cuối năm đó, bác sỹ Và Bá Tủa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen Vì có thành tích chống dịch sởi. Năm 2017, một lần nữa bác sỹ Tủa lại được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen vì những hi sinh thầm lặng trong nghề y.

Mỗi năm, Trạm Y tế xã Nhôn Mai nhận chữa trị cho trên 4.000 bệnh nhân. Không chỉ bệnh nhân trong xã, các xã khác như Mai Sơn, Hữu Khuông (Tương Dương), Tri Lễ (Quế Phong), Mỹ Lý, Mường Lống (Kỳ Sơn), kể cả người nhà ở xã Phà Đánh, huyện Săm Tờ (Lào) cũng vượt đường rừng đưa bệnh nhân đến đây gặp bác sỹ Tủa. Ngoài những bệnh thông thường, nhiều trường hợp bác sỹ Và Bá Tủa còn phải thực hiện những ca khó mà trạm y tế buộc phải chuyển lên tuyến trên như tháo khớp, khó đẻ, đứt nhau thai trong bụng do sản phụ tự ý đẻ ở nhà…

Box: "Ở đây, việc đồng bào gặp những tai nạn trong lao động, vết thương hở trên 10 cm thì nhiều lắm! Về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên. Nhưng nếu di chuyển vài tiếng đồng hồ đến bệnh viện huyện thì bệnh nhân mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong. Dân bản bảo, nếu trạm xá không chữa thì sẽ đưa bệnh nhân về mời thầy mo cúng. Mà đưa về thì chết chắc! Tủa phải làm liều khâu vết thương và sử dụng các loại thuốc. Đương nhiên là những trường hợp này số lượng thuốc bảo hiểm không đủ, bệnh nhân phải mua thêm thuốc. Nhưng đồng bào không có tiền, chữa xong bệnh ra về còn phải nợ trạm xá!".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm