| Hotline: 0983.970.780

Người dẫn tinh viên giỏi góp phần phát triển chăn nuôi thủ đô

Thứ Hai 21/12/2020 , 08:50 (GMT+7)

Người dẫn tinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Các địa phương cần quan tâm việc đào tạo tay nghề, chuyên môn cho dẫn tinh viên.

Hội thi dẫn tinh viên giỏi lần thứ 3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thi dẫn tinh viên giỏi lần thứ 3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sáng  20/12, UBND TP Hà Nội, Sở NN-PTNT Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ và Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội thi dẫn tinh viên giỏi lần thứ 3 tại Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT Hà Nội, hiện tổng đàn bò trên địa bàn TP là 130.000 con, trong đó đàn bò sữa là 14.500 con, sản lượng thịt bò hơi ước đạt trên 8.800 tấn, sản lượng sữa tươi đạt 28.800 tấn.

Hiện, toàn TP có 92 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư; tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt đạt hơn 80%, nhiều giống bò chất lượng cao, như bò lai Zebu chiếm tỷ lệ 65%, gần 30% bò lai hướng thịt (BBB, Angus, Wagyu...), còn lại 5% là giống bò vàng địa phương.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, để đạt được mục tiêu đề ra, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lai tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò thịt; xây dựng thương hiệu “bò thịt Hà Nội” nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường...

“Sở NN-PTNT Hà Nội sẽ tham mưu với UBND thành phố để có các chính sách đặc thù về đất đai, con giống; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò thịt trên địa bàn.

Về phía các huyện, thị xã cũng cần có cơ chế riêng để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cùng với đó, phối hợp với Sở NN-PTNT Hà Nội trong việc thực hiện các chương trình, dự án về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho dẫn tinh viên và cán bộ thú y cơ sở”, ông Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh.

Vai trò của người dẫn tinh viên là rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vai trò của người dẫn tinh viên là rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), năm nay là một năm khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng Hội thi dẫn tinh viên giỏi năm 2020 vẫn được tổ chức là một trong những tiến bộ kĩ thuật rất quan trọng kết hợp công nghệ để tạo ra tỉ lệ sinh sản thành công ở cả bò thịt và bò sữa.

Công nghệ làm ra những tinh phân giới đã tạo ra động lực lớn về mặt công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng của bò sữa và bò thịt. Các dẫn tinh viên đã được đào tạo và thực hành việc thụ tinh nhân tạo để đảm bảo cho việc tỉ lệ sinh sản thành công cao. Chính vì thế hiện nay rất nhiều địa phương áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò thịt và bò sữa. TP Hà Nội là nơi đứng đầu về thụ tinh nhân tạo. Việc thụ tinh nhân tạo đã đạt 95%, 80% bò là bò lai.

“Hiện nay tinh phân giới là một công nghệ cao áp dụng cho sinh sản ở bò. Đối với bò sữa nhu cầu cần nhiều con bò cái. Tỉ lệ tạo ra bò cái đã đạt 96%. Còn đối với bò thịt chúng tôi vẫn mong chờ công nghệ tinh phân giới có thể giúp tạo ra nhiều bò đực để tăng nhanh kích thước và chất lượng trong quá trình chăn nuôi.

Trên cả nước, đối với bò sữa chúng ta áp dụng gần như là 100% phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đối với bò thịt có trên 6 triệu con, thụ tinh nhân tạo đã giúp tỉ lệ bò lai đạt 62%”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.

Sau khi trải qua 3 phần thi, ông Cao Ngọc Hòa (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã xuất sắc đạt giải nhất cuộc thi. Người dẫn tinh viên chia sẻ: “Tôi rất hồi hộp và phấn khởi khi đạt được giải nhất cuộc thi. Cuộc thi này rất bổ ích đối với đội ngũ dẫn tinh viên. Thông qua cuộc thi, ngoài việc củng cố những kiến thức cũ thì chúng tôi còn học hỏi thêm được kinh nghiệm của các chuyên gia.”

Ông Cao Ngọc Hòa đạt giải nhất hội thi dẫn tinh viên giỏi lần thứ 3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Cao Ngọc Hòa đạt giải nhất hội thi dẫn tinh viên giỏi lần thứ 3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cũng trong khuôn khổ cuộc thi, chiều ngày 19/12, Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020; định hướng và giải pháp giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết từ năm 2012, thành phố đã triển khai Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lai tạo giống bò thịt BBB trên nền bò cái lai Sind tạo thành đàn bò F1 hướng thịt”. Đến nay, dự án đã lai tạo và sản xuất được hơn 130.000 con bê lai F1 BBB mang lại giá trị cho người chăn nuôi bò thịt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp về con giống, thức ăn, xử lý môi trường nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Tăng Xuân Lưu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bò đồng cỏ Ba Vì, Ban giám khảo cuộc thi: "Sau 3 lần tổ chức cuộc thi dẫn tinh viên giỏi, Ban tổ chức đánh giá năng lực cũng như trình độ của thí sinh rất tốt không chỉ về phần lý thuyết, thực hành mà còn là nhận thức. Chính điều đó đã làm nên thành công của chăn nuôi Hà Nội trong thời gian vừa qua."

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm