| Hotline: 0983.970.780

Người đầu tiên nuôi cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn, doanh thu gần 6 tỷ đồng/năm

Thứ Tư 15/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Ông Hoàng Văn Tạ (53 tuổi) ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) là người đầu tiên đưa cá hồi từ Sa Pa (Lào Cai) về nuôi. Năm 2007, ông bắt tay vào đầu tư và gặt hái được thành công bước đầu. Hiện tại, ông có 6 bể cá hồi, mỗi năm nuôi 2 lứa với tổng số 2.000 con (cả cá giống và cá thương phẩm). Sau một năm nuôi cá thương phẩm đạt từ 1,5 - 2kg/con.

Chúng tôi gặp ông Tạ trong một buổi chiều mưa, khi ông đang lúi húi vớt từng con cá hồi thương phẩm giao cho khách. Ý định nuôi cá hồi của ông nảy sinh từ chuyến đi chơi Sa Pa. Thấy ở đó địa hình và khí hậu giống ở Mẫu Sơn nên ông đã mua giống về nuôi thử.

Lúc đầu mới nuôi, nhận thấy cá phù hợp với khí hậu và môi trường nước ở đây nên ông đã nuôi với số lượng trên 800 con cá hồi giống. Kinh phí đầu tư xây dựng bể, kéo điện thắp sáng, nhà trông cá, máy bơm… gần 1 tỷ đồng.

Để đưa cá hồi giống từ Sa Pa về Mẫu Sơn, ông Tạ phải vận chuyển một chặng đường hơn 700km. Hiện tại, ông có 6 bể cá hồi, mỗi năm nuôi 2 lứa với tổng số 2.000 con (cả cá giống và cá thương phẩm).

09-51-44_nh-2
Ông Tạ thường xuyên thay nước cho cá
 

Cá hồi giống được thả nuôi vào tháng 3 và tháng 10. Trước đây, mỗi năm chỉ nuôi một lứa cá hồi, bây giờ nhờ tiến bộ kỹ thuật nên cá mẹ đẻ trứng cho ấp nở 2 lần/năm. Sau một năm nuôi cá thương phẩm đạt từ 1,5 - 2kg/con.

Ngoài nuôi cá hồi, ông Tạ còn kinh doanh nhà hàng trên đỉnh Mẫu Sơn, mỗi ngày bán được khoảng 40kg cá hồi. Vợ ông, bà Hoàng Thị Phượng cho biết: “Du khách đến đỉnh Mẫu Sơn rất chuộng món cá hồi của nhà hàng, bởi cá vừa vớt lên được chế biến luôn nên thịt rất tươi và ngon”.

Ông còn xuất bán cá thương phẩm cho các nhà hàng ở Lạng Sơn và Hà Nội, mỗi năm đạt doanh thu được gần 6 tỷ đồng.  Dù đã từng ở Sa Pa 7 tháng để học hỏi cách thức nuôi, chăm sóc cá hồi nhưng trong quá trình nuôi ông vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa bão lũ. Ông cho biết: “Vào mùa mưa tôi phải thức cả đêm để quan sát dòng nước, bởi sau 30 phút không có nước chảy vào cá sẽ thiếu oxy và chết”.

09-51-44_nh-3
Ông Tạ xuất bán cá hồi cho khách hàng

 

Những ngày mới nuôi, thấy nước mưa sạch nên ông Tạ dẫn thẳng vào bể nhưng cá bị chết bởi khi mưa lá cây, thân cây mục rơi xuống dòng nước tích tụ trong khe suối nên nước rất độc. Khi đã có kinh nghiệm, ông chỉ dùng máy bơm nước trong dẫn vào bể.

Theo ông Tạ, nuôi cá hồi rủi ro rất cao, không cẩn thận là trắng tay. Năm ngoái gia đình ông đã bị chết đi 500kg cá do thời tiết. Các yếu tố quan trọng khi nuôi cá hồi là nước phải lạnh, sạch, lượng oxy cao. Nhiệt độ dưới nước tốt nhất là 12 - 13 độ C, cao nhất là 17 - 18 độ C. Nước được dẫn từ tất cả các khe nước xuống. Cá hồi ít bị dịch bệnh nhưng gặp nước bẩn sẽ chết ngay. Để đảm bảo môi trường nước sạch, ông phải chở hàng xe muối về thả vào bể để sát trùng...

Một bể của ông chứa khoảng 1.000 con cá giống. Trong quá trình nuôi, cá phát triển được 200 - 300 gram thì tách ra 3 bể, lúc cá lớn tách ra 5 bể, mỗi bể nuôi chỉ 200 - 300 con. Mỗi ngày ông cho cá ăn 2 lần, tắm muối và theo dõi nguồn nước, oxy cho sự phát triển của cá. Đây là loài cá nước lạnh nên mùa hè nhiệt độ cao cá dễ chết, do đó phải kiểm tra thường xuyên. Mô hình nuôi cá hồi của ông Tạ đang được nhân rộng, một số bà con nơi đây đã áp dung cho hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất