| Hotline: 0983.970.780

Người Hà Nhì vùng cao làm du lịch

Thứ Bảy 03/12/2022 , 14:39 (GMT+7)

Cảnh quan hoang sơ, sự mộc mạc, văn hóa nguyên bản, thuần khiết… đã giúp những người dân ở vùng cao Y Tý có cơ hội thay đổi cuộc sống vốn khó khăn của họ.

120966023_1896987193775049_8371072684997191071_n

Ly Xá Xuy trăn trở muốn góp phần thay đổi nơi mình sinh ra - Y Tý. Ảnh: T.L

Lấy vợ rồi mới đi học

Cách thành phố Lào Cai gần 100km, Y Tý - xã nghèo vùng cao biên giới của huyện Bát Xát (Lào Cai) đang đứng trước bước ngoặt khi đón nhận những đầu tư lớn. Nhưng hơn hết là người dân có cơ hội thay đổi cuộc sống của họ khi nơi nơi này được coi là Sa Pa thứ hai của Lào Cai.

Ly Xá Xuy sinh ra và lớn lên ở Y Tý, một trong số ít người Hà Nhì ở đây học đại học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng, cầm tấm bằng trên tay Ly Xá Xuy có thể tìm kiếm được một công việc với mức lương xứng đáng. Song Ly Xá Xuy quyết định quay về Y Tý để lập nghiệp, làm homestay, để ở gần nhà, gần bố mẹ và những người thân yêu đã dành tất cả cho mình.

Xuy lấy vợ trước khi ngưỡng cửa đại học mở ra. Tình trạng tảo hôn, lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn đã giảm nhưng không quá hiếm ở vùng cao Lào Cai. Đó cũng là một trong những nguyên nhân Ly Xá Xuy quay trở về Y Tý để làm được một điều gì đó cho nơi mình sinh ra, không đơn thuần là để kiếm sống, nuôi gia đình.

Y Ty Clouds homestay ở thôn Mò Phú Chải (xã Y Tý) của Ly Xá Xuy hoạt động được 4 năm. Khi bắt đầu làm homestay có rất nhiều khó khăn vì thiếu về mọi mặt từ kinh nghiệm đến tài chính... nhưng có tiền đến đâu Xuy làm đến đó. Có được đồng nào thì bỏ vào hoàn thiện dần hoặc cải tạo homestay cho đẹp hơn. Theo Ly Xá Xuy, bản sắc văn hóa của người Hà Nhì mới là điểm nhấn lớn nhất, là thế mạnh của du lịch Y Tý song song với lợi thế về khí hậu, cảnh quan.

“Khi du khách đến đây được trải nghiệm cuộc sống, phong tục tập quán của đồng bào Hà Nhì gần như nguyên vẹn. Chỉ đơn giản như cách làm ngôi nhà trình tường bằng đất cũng có nhiều câu chuyện để kể. Cái hay là ngôi nhà là ấm về mùa đông, mát về mùa hè, với kiến trúc ít cửa sổ. Có bếp ở bên trong để giữ ấm cho ngôi nhà... Trong một ngôi nhà người Hà Nhì, có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Có chỗ cho ông bà ngủ, cho cô dâu ngủ, có không gian thì dành cho những vị khách, mỗi một điều nhỏ bé đó đều có ý nghĩa riêng…”, Ly Xá Xuy nói.

luachinyty

Cánh đồng lúa ở Y Tý không là nơi canh tác của bà con mà còn là nơi check-in của du khách. Ảnh: T.L

Cấy lúa… để phục vụ du khách

Sần Hờ Lù cũng lấy vợ sớm hiện có 3 đứa con. Nhà của Lù ở thôn Choản Thèn cách trung tâm xã Y Tý chỉ vài phút đi bộ. Choản Thèn có tuổi đời khoảng 300 năm, là một trong những thôn cổ xưa nhất ở Y Tý. Ở đây, có nhiều hộ vẫn sinh sống trong những ngôi nhà đất qua nhiều thế hệ. Họ giữ thói quen mặc trang phục dân tộc và nấu các món ăn truyền thống, giữ được nghề đan lát, nghề nấu rượu, nghề thêu thổ cẩm...

Ở Choản Thèn hiện có 4 hộ làm homestay. Cũng nhờ có du lịch người dân địa phương ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức hơn trong việc vệ sinh môi trường. Con trâu, con ngựa không còn nuôi trong khuôn viên nhà nữa, mà toàn bộ đưa ra khu nuôi nhốt riêng ngoài bìa rừng, cách xa khu dân cư.

20210612_181736

Một góc thôn cổ Choản Thèn (Y Tý). Ảnh: T.L

Sần Hờ Lù cũng như một số hộ dân khác, chỉnh trang nhà cửa để làm homestay, mong muốn có thêm thu nhập ngoài đồng ruộng. Homestay của Sần Hờ Lù có 2 phòng khép kín, 3 phòng cộng đồng ở được cả chục người.

Theo Sần Hờ Lù, du khách đến Y Tý đông nhất là từ tháng 6 đến tháng 10 nên thời gian còn lại cũng có thể làm ruộng, nương và đó là nguồn sống song song với làm du lịch. “Ruộng của nhà ở gần bìa rừng, mỗi năm thu được khoảng 20 bao thóc nhưng giờ cũng "không đủ ăn", không phải do 6 người trong nhà ăn khỏe mà vì còn phải nấu ăn cho cả khách du lịch nữa. Ở nhà trồng 1ha thảo quả nhưng năm nay mất mùa, chỉ được 2 bao để trên gác bếp, được giá mới bán”, Sần Hờ Lù nói.

Từ ngày du khách biết và đến Y Tý nhiều hơn, khu chợ trung tâm xã cũng đông đúc hơn. Các sản phẩm do bà con làm ra có nơi tiêu thụ, bán dễ dàng hơn trước đây. Ở Y Tý ngoài tận hưởng khung cảnh núi rừng hùng vĩ, có thể đi thác, tắm suối, leo đỉnh Lảo Thẩn chỉ trong một ngày, tối lại về homestay ngủ. Chính vì vậy, bà con dân bản còn có thêm công việc làm porter, dẫn đường cho du khách. Công việc không quá khó đối với bà con địa phương bởi đường rừng đã gắn bó với họ từ khi còn bé. Một ngày có thể đi vài vòng lên đỉnh, rồi xuống núi kể cả khi mặt trời đã lặn.

cogaihanhi

Cô gái Hà Nhì trước ống kính của một du khách. Ảnh: T.L

Có thể thấy, sự tham gia trực tiếp của bà con Hà Nhì trong những hoạt động du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp hằng ngày của họ đã tạo ra nên sự phong phú, hấp dẫn đối với du khách. Đồng thời, mang lại một nguồn thu nhập cho bà con nông dân dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế cải thiện đời sống người dân ở vùng cao Y Tý.

Theo bà Sùng Hồng Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát (Lào Cai), để kích cầu du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch, huyện Bát Xát đã quan tâm đến lực lượng làm công tác quản lý về du lịch và nhân lực để phát triển du lịch. Đây chính là lực lượng nòng cốt tham mưu cho địa phương trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, trong đó có đề án của huyện trong lĩnh vực du lịch; kêu gọi thu hút đầu tư để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Qua đó, khai thác tiềm năng lợi thế vốn có nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu hút được 1,5 triệu khách du lịch.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm