| Hotline: 0983.970.780

Người Iran: Nước Mỹ giúp chúng tôi đoàn kết

Thứ Ba 16/07/2019 , 10:04 (GMT+7)

Iran đang rất bực tức. Họ cảm thấy bị Mỹ phản bội và Anh, Pháp, Đức dù cùng ký thỏa thuận nhưng bỏ rơi trong khi vẫn leo lẻo ủng hộ cam kết.

Chợ Lớn Bazaar, địa điểm mua bán tấp nập ở thủ đô Tehran. BBC ghi nhận người dân đang có lo lắng, nhưng chỉ về túi tiền họ bị vơi nhanh mỗi khi đi chợ.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa các cường quốc với Iran, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt; việc căng thẳng từ các vụ tàu dầu bị tấn công đến việc tàu dầu siêu trọng Grace1 của Iran bị Anh bắt giữ cùng với cuộc vờn nhau trên eo biển Hormuz - tuyến hàng hải chở dầu quan trọng của thế giới, đã đưa Iran trở thành “từ nóng” sau 3 năm họ thu hút dư luận toàn cầu nhờ thỏa thuận hạt nhân nói trên.

Những đỉnh núi trên rặng Alborz vẫn phủ tuyết trắng giữa mùa hè. Cuối tuần, đường dẫn lên núi đâu cũng đông người, cả già cả trẻ. Leo núi vừa là thú giải trí vừa là cách tập luyện của người dân Iran, nhất là những người đến từ thủ đô Tehran mà các quận giàu có nhất của nó đều bám trên một triền núi nào đấy.

Ngoài không khí sạch sẽ như lẽ đương nhiên, câu chuyện thời sự là giá cả cũng đã leo đến đây. Và đó là hệ quả của việc chịu các lệnh cấm vận gây “áp lực tối đa” mà Tổng thống Trump mong muốn.

“Có ai là người ngoài cuộc?”, một câu hỏi bỏ lửng và cũng là câu trả lời của một người đàn ông đến đây leo núi. Cái móc đeo lủng lẳng ở thắt lưng đã tăng giá 4 lần so với năm ngoái và đó là điều ông ta liên tục phàn nàn khi được nhóm phóng viên BBC hỏi.

Iran đang rất bực tức. Họ cảm thấy bị Mỹ phản bội và Anh, Pháp, Đức dù cùng ký thỏa thuận nhưng bỏ rơi trong khi vẫn leo lẻo ủng hộ cam kết. Quyết định của Mỹ (thời chính quyền Tổng thống Trump) đã vô tình làm những người có quan điểm cứng rắn ở Tehran càng có dịp tuyên truyền nước Mỹ không thể tin được.

“Người Iran chúng tôi có lịch sử lâu đời, chúng tôi có truyền thống đương đầu và vượt qua khó khăn”, Hadi - một người bán cà phê đọc đường leo núi nói. Mời cánh phóng viên BBC vào ngồi trong cái quán tạm bợ, Hadi nói chính quyền Mỹ cứ nghĩ trừng phạt, cấm vận sẽ làm người dân Iran bất bình với chính quyền và chính phủ Iran phải thỏa hiệp. Nhưng hóa ra, lệnh trừng phạt lại làm người bảo thủ hay người có quan điểm cởi mở đoàn kết lại.

“Cả nước đang đoàn kết, càng khó khăn thì người ta càng đoàn kết”, Hadi nói.

Dưới chân dãy Alborz, xa về phía nam thủ đô là nơi tập trung tầng lớp lao động ở Tehran. Đi chợ ở đây mới thấy giá lương thực đã tăng bình quân 2 lần và để đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu hàng ngày quả là chật vật với đa số.

“Tôi chẳng rõ ông Trump muốn gì khi gây thêm khó khăn cho chúng tôi”, bà mẹ 3 con Zohreh Farzaneh phàn nàn. Chị chỉ kiếm được khoảng 2USD mỗi ngày và giờ việc mua thịt phải rất tiết kiệm và cân nhắc hợp lý với những nhu cầu khác cho cả gia đình.

Đã lâu rồi chị không dám mua thuốc phòng bị cho bệnh hen và đứa con trai 11 tuổi thì mới gửi đến một trung tâm từ thiện để “đỡ được 1 suất ăn”. “May là chúng tôi còn mua được bánh mỳ và phomát, nhưng quan trọng là chúng tôi vẫn đang có hòa bình, ở Iran không có chiến tranh”, Farzaneh nói.

10 ngày của nhóm phóng viên BBC ở Iran là những ngày họ thừa nhận người dân nước này chẳng nghĩ đến chiến tranh, bất chấp những căng thẳng ở ngoài kia, trên vịnh Oman hay eo Hormuz vốn nóng giãy trên truyền thông phương Tây.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm