| Hotline: 0983.970.780

Người Khmer giữ rừng

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:12 (GMT+7)

Trong khi cả nước xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn thì cánh rừng xanh bạt ngàn ở xã Hòa Thạnh (Châu Thành, Tây Ninh) vẫn được gìn giữ, bảo vệ chu đáo...

Những loài gỗ quý luôn được bảo vệ cẩn thận
Trong khi cả nước xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn thì cánh rừng xanh bạt ngàn ở xã Hòa Thạnh (Châu Thành, Tây Ninh) vẫn được gìn giữ, bảo vệ chu đáo. Để có được thành tích ấy phải kể đến công lao của các cán bộ giữ rừng, trong đó có ông Dốt Sum, người Khmer hơn 60 tuổi vẫn miệt mài bám rừng.

Men theo con đường tỉnh lộ 781 trải nhựa phẳng từ cầu Bến Sỏi, chúng tôi tới ngã ba Thành Long, ven bờ Vàm Cỏ Đông thơ mộng trước khi rẽ vào tỉnh lộ 796 để tới xã Hòa Thạnh. Ở đây, thấp thoáng dưới những tán rừng xanh mát là những ngôi nhà lợp tôn vững chãi của các hộ đồng bào dân tộc Khmer. Ghé chốt kiểm lâm bảo vệ rừng của xã Hòa Thạnh, chúng tôi tìm gặp ông Dốt Sum.

Ngồi bên ấm trà còn nóng hổi, ông Sum tâm sự: Hồi trẻ, mình từng theo cán bộ đi làm Việt Minh, sau đó tham gia quân tình nguyện ở chiến trường biên giới phía tây nam. Khi chế độ độc tài Khmer Đỏ bị tiêu diệt, mình về quê và cưới một người phụ nữ ở tỉnh Kampot (Campuchia) và có với nhau 4 người con cả nam lẫn nữ.

Kể về công cuộc gian nan trong việc bảo vệ rừng, ông Sum dường như trẻ lại: Cách đây chừng hơn 20 năm, quanh khu vực Hòa Thạnh này, rừng núi hoang vu nên bọn lâm tặc khó mà khai thác gỗ, do không có đường để vận chuyển. Tuy nhiên, khi đường tỉnh 796 được hoàn thành, nhiều hộ vào đây lập nghiệp khiến rừng bị thu hẹp đáng kể. Mấy năm gần đây gỗ khan hiếm nên bọn lâm tặc cũng tăng cường hoạt động bằng rất nhiều hình thức tinh vi.

Dẫn tôi đi xem những cánh rừng rậm rạp với nhiều cây gỗ dầu, sao đen, căm xe…hiếm hoi còn sót lại, ông Dốt Sum tự hào cho biết: Mặc dù cả tổ quản lý rừng gần chục người nhưng thực chất, để những cây cổ thụ vẫn còn vươn bóng mát cho đời sau như thế này, công lao to lớn chính là những hộ người dân tộc Khmer hỗ trợ, giúp sức.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu vực rừng tái sinh Tà Hét (thuộc xã Hòa Thạnh, Châu Thành) này có diện tích gần 200 ha nhưng hiện nay, bìa rừng đã được chính quyền cho phép người dân sử dụng bằng cách chuyển đổi sang rừng trồng, được khai thác gỗ và các loại giá trị lâm sản khác theo quy định. Thế nhưng, cũng chính vì thế mà công việc của những người cán bộ giữ rừng thêm phần vất vả vì địa hình bị chia nhỏ, đan xen rất khó quản lý.

Có lẽ, phải đi dưới tán rừng chằng chịt dây leo, hít đầy lồng ngực mùi hương ngào ngạt chúng ta mới cảm nhận được sự khó khăn gian khổ của những người giữ rừng nơi đây. Chắc chắn rừng, họ không chỉ giữ rừng bằng số tiền công ít ỏi kia mà còn bằng tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào nguồn tài nguyên quý giá của quê hương mình.

Hiện nay, phần rừng nguyên sinh chủ yếu còn lại đều tập trung ở 2 ấp Hiệp Bình và Hiệp Thành, nằm giáp với biên giới Campuchia, nơi có đông các hộ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Tìm hiểu đời sống của họ, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đa phần đồng bào Khmer nơi đây đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa trực tiếp mà rừng mang lại với đời sống của gia đình mình.

Anh Lốc Tôn, một người dân sinh sống ở ấp Hiệp Bình cho biết: Gia đình mình sống ở đây đã nhiều năm, cuộc sống chủ yếu dựa vào săn bắt và trồng cây. Nếu không có rừng che chở thì mọi người không thể tồn tại tới ngày nay được. Vì thế, nếu rừng bị tàn phá, bị cháy thì có thể nguy hiểm đến tính mạng và sinh kế ngay tức khắc. Cho nên, nếu được góp chút sức lực nhằm bảo vệ rừng, bà con trong ấp đều sẵn lòng làm theo chỉ dẫn của cán bộ.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp, Phó Chủ tịch xã Hòa Thạnh chia sẻ: là xã biên giới có diện tích rừng khá lớn nên công cuộc bảo vệ rừng của chúng tôi hết sức gian nan, vất vả. Trong 9 người tham gia tổ công tác, họ đều không có lương mà chỉ nhận trợ cấp 500 ngàn đồng/tháng và một số hoa lợi, tiện ích mà rừng mang lại như trái cây, củi khô, ong rừng... Đặc biệt, một số người dân tộc trên địa bàn cũng hăng hái tham gia bảo vệ rừng khiến chính quyền rất an tâm. Thời gian tới, hi vọng sẽ có thêm kinh phí để có chế độ đãi ngộ tốt hơn với cán bộ giữ rừng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm