Người Maya, một trong những nền văn minh rực rỡ và đầy bí ẩn thời cổ xưa tin rằng, Mặt Trời sẽ lụi tàn theo thời gian. Để giữ mãi “ánh sáng của mùa màng và sự sinh sôi”, họ dùng tim người sống để hiến tế.
>> Những tập tục ghê rợn: Tục rạch thân ở châu Phi
>> Nghi lễ chặt đốt tay
Tế thần Mặt Trời
Trong nghiên cứu được công bố gần đây, nhóm khảo cổ học người Tây Ban Nha kể chi tiết về quá trình hiến tế thần Mặt Trời mà họ cho là đầy tính rùng rợn. Trên quảng trường rộng bao la, những thổ dân Maya với nét mặt sùng kính hướng về đàn tế. Họ dường như thấy rằng, việc tế lễ còn quan trọng hơn nhiều so với hít thở không khí hằng ngày. Tế đàn la liệt đồ cúng, trái ngược với sự nghèo khó của thổ dân.
Pháp sư đứng trên tế đàn làm phép, giảng giải về đạo sinh diệt của Mặt Trời, bảo với những thổ dân đang chăm chú nhìn mình rằng, được làm vật tế thần Mặt Trời là niềm vinh dự lớn lao. Vậy nhưng, “vật tế thần” luôn là các nô lệ, tầng lớp bần cùng nhất của xã hội. Theo tài liệu của Viện khoa học xã hội Mexico, vào thế kỷ 16, người Tây Ban Nha khi đi thám hiểm di tích Maya cổ đại đã phát hiện 13.600 bộ xương. Quanh khu Kim tự tháp Tikal có 4 tế đàn, cùng với đó là 360.000 nô lệ đã mất đi mạng sống bởi niềm tin thần Mặt trời ăn tim người và máu tươi.
Phim mô phỏng tục hiến tế rùng rợn của người Maya
Những nghi lễ tế thần bằng người sống của nền văn minh Maya rất đa dạng, nhưng phổ biến là moi ngực lấy tim. “Vật tế”, tức là những nô lệ, thoạt đầu sẽ được nhuộm xanh toàn thân, rồi sau đó họ sẽ được đội một chiếc mũ chóp nhọn.
Nô lệ sẽ bị đưa quanh Kim tự tháp một vòng, sau đó những pháp sư sẽ lôi họ lên đỉnh tháp. Tại đây, nô lệ được đặt trên “bàn phẫu thuật” của tế đàn. Mặt úp xuống đất, hai tay buông thõng, ngực rộng mở do phần lồi lên ở giữa tế đàn được khéo léo kê ở phần thân dưới của nô lệ.
Bốn pháp sư sẽ kéo thật căng tay chân của nô lệ, để pháp sư chủ tế dùng dao rạch ngực rồi thò tay móc tim người xấu số. “Quả tim đẫm máu và còn đang đập nằm gọn trên chiếc đĩa, sau đó, Đại pháp sư sẽ cầm nó để làm lễ”, tài liệu của Viện khoa học Mexico viết.
Xác của nô lệ bị quẳng xuống kim tự tháp, lăn theo những bậc thang cho tới khi nó được vị pháp sư đứng dưới chặn lại, dùng dao rạch lấy phần da, chỉ trừ tay, chân.
Bộ da một lần nữa được mang lên đỉnh tháp, Đại pháp sư nhảy múa quanh bộ da làm phép trong thái độ thản nhiên của những thổ dân. Đôi khi, người bị hiến tế là một dũng sĩ lúc sinh thời. Khi ấy, bộ da của anh ta bị chặt ra từng mảnh nhỏ, phân chia cho dân trong bộ tộc để… ăn. Toàn bộ hai cánh tay của anh ta sẽ “vinh dự được Đại pháp sư thụ hưởng”.
Còn nếu người bị tế là tù binh, thì xương cốt của anh ta sẽ bị người bắt được tù binh giữ làm chiến công. Theo những tài liệu còn sót lại, thậm chí cả phụ nữ và trẻ em cũng bị dùng làm “vật tế”.
Nhiều người ta cho rằng, sự nổi dậy của nô lệ và mâu thuẫn của chính những người Maya về các nghi lễ tế tàn bạo đã góp phần hủy diệt một trong những nền văn minh rực rỡ nhất và cổ xưa nhất.
Máu người, một đồ tế quan trọng khác cũng được lấy theo cách rùng rợn không kém. Theo những nét vẽ được thể hiện trên đá, được tìm thấy ở khu di chỉ Altun Ha, máu người cũng được lấy từ người sống. Khác với phần moi tim, người Maya tự dùng những vật sắc nhọn như dao đá, rìu đá hay thậm chí là búa đá để… tự tàn phá cơ thể mình, lấy máu dâng thần Mặt trời. Người bị tế để lấy máu, đương nhiên sẽ chết do vết thương và niềm tin mù quáng của chính mình.
Những bí ẩn về văn minh Maya
Tín ngưỡng truyền thống của người Maya cho đến nay có nhiều điều vẫn làm các nhà khoa học lúng túng. Người Maya tin rằng, vũ trụ có ba mặt phẳng chính, địa ngục, thiên đường và trần gian. Địa ngục của người Maya là ở trong khoảng đi xuyên qua các hang động và bên dưới mặt đất, nó được cai quản bởi một vị thần Maya. Các bức vẽ và dã sử Maya cho hay, thần cai quản Địa ngục đứng giữa cái chết và sự thối rữa.
Ngoài ra, Mặt Trời và Itzamna, cả hai đều là vị thần linh thiêng ăn sâu vào tiềm thức Maya, là các vị thần của thiên đường. Bầu trời đêm có ý chỉ một cửa sổ cho thấy sự đi và đến của những “điều siêu nhiên” (Thuật ngữ được tạm dịch bởi chữ viết Maya vẫn chưa được giải mã hoàn toàn). Người Maya còn cho rằng, sự biến động của các chòm sao trên bầu trời tượng trưng cho sự giao cắt của ba thế giới, từ đó hình thành các mùa trong năm.
Một bí ẩn nữa khiến giới khoa học đau đầu, đó là việc Người Maya xác định chính xác độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Bộ lịch của họ được tính toán và xây dựng cho 5126 năm, bắt đầu từ ngày 11/8/3114 trước Công nguyên và được chia thành các thời kì với độ dài khoảng 394 năm, gọi là b’ak’tun. Bộ lịch kết thúc ở b’ak’tun thứ 13, tức là ngày 21/12/2012. Không ít người suy diễn sự kết thúc này sẽ trùng với thời điểm Trái Đất sẽ bị hủy diệt.
Suy tàn bởi lễ tế đẫm máu
Vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Các cuộc chiến tranh đã nhanh chóng vắt kiệt nguồn lực và con người Maya, cộng với khí hậu thay đổi, dẫn đến hạn hán và kết hợp nhiều lý do mà dẫn đến sự suy vong của văn minh Maya.
Các khảo cổ đã chứng minh các yếu tố như xung đột, đói kém và các cuộc nổi dậy từ trung tâm quyền lực và ở các vùng đất thấp. Những chứng cứ mà các nhà khoa học chứng minh được rằng vào thế kỷ thứ 9 ở đây có một biến động gây hạn hán tồi tệ nhất trong 7.000 năm mới xảy ra một lần này đã góp phần làm suy kiệt văn minh Maya. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự suy tàn của văn minh Maya.
Khu kim tự tháp Maya còn sót lại đến ngày nay ở Mexico