| Hotline: 0983.970.780

Người nhập công nghệ trồng nấm hương Sa Pa

Thứ Tư 03/08/2011 , 14:55 (GMT+7)

Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…

Sa Pa là vùng đất cận ôn đới, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, đó là thứ tài nguyên vô giá mà trời đất đã ban tặng cho cuộc sống muôn loài ở nơi này.

Sa Pa còn là xứ sở của nấm hương được cất giấu trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao. Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…

Người ấy là Đỗ Mạnh Hùng, vốn là cán bộ lâm trường, sau chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ Sa Pa, anh thành thật: Tôi đặt chân gần khắp mọi cánh rừng ở đây, do thời tiết mát mẻ, độ ẩm trong rừng cao, nên các loài nấm phát triển mạnh. Nấm hương là loài nấm đặc biệt quí hiếm của núi rừng Sa Pa, trước đây mọc ở khắp các cánh rừng, nhất là mùa mưa. Chúng mọc chi chít trên các thân cây gỗ mục, vào những ngày chợ phiên bà con các dân tộc gùi nấm hương xuống chợ bán. Nấm hương tươi hái về nhiều quá bán không hết họ xâu từng chuỗi để trên gác bếp làm nấm khô. Khai thác mãi cũng hết, của trời cho không phải là vô tận.

"Từ lâu tôi đã có ý định trồng nấm hương, nhưng chưa biết cách trồng. Năm 2001-2002 một cơ quan khoa học ở trung ương có xây dựng mô hình trồng nấm hương nhân tạo trên các thân cây gỗ nhằm tạo nguồn thu nhập cho bà con các dân tộc sống quanh Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Nhưng kết quả không cao, số nấm hương làm ra chưa trở thành hàng hóa, cho đến một ngày được mọi người mách bảo tôi sang Trung Quốc đến các trang trại trồng nấm ở Côn Minh, Thành Đô… tìm hiểu cách trồng nấm hương ở đây. Thấy việc trồng nấm hương rất hiệu quả, lại là một nghề mới, từ đó tôi quyết định lập dự án trồng nấm hương, linh chi và nấm đùi gà trên đất Sa Pa này…", anh Hùng nói thêm.

Vốn là người năng động và luôn tìm tòi tự đổi mới mình, mặc dù là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ, năm 2003 Đỗ Mạnh Hùng cùng 9 người khác thành lập HTXNN Hoa Hồng, chuyên trồng địa lan và hoa hồng. Với số vốn ban đầu ít ỏi HTX NN Hoa Hồng mua giống địa lan của bà con khai thác trên rừng gây ươm được 200 chậu, đến nay đã có 1.800 chậu. Mỗi Tết xuất bán từ 100-150 chậu, giá mỗi chậu lan trung bình từ 10-12 triệu, có chậu bán được 40 triệu, tùy theo số cành hoa ít hay nhiều, giá mỗi cành 500 ngàn đồng. Cùng với việc trồng địa lan, HTXNN Hoa Hồng trồng và kinh doanh các giống hoa hồng: Pháp, Hà Lan và Trung Quốc. Năm 2005 trồng 3 ha đến nay diện tích hoa hồng của HTX đã là 7 ha, tính ra mỗi ha trồng hoa hồng doanh thu từ 400-450 triệu/ha, lãi ròng chừng 120-150 triệu/ha.

Mặc dù trồng hoa hồng và địa lan có thu nhập ổn định, nhưng trên cây địa lan đang xuất hiện bệnh nấm vằn, khiến cây bị thối nõn chưa có cách chữa. Điều đó đòi hỏi HTXNN Hoa Hồng phải chuyển đổi sang một thứ cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thời tiết ở Sa Pa. Tháng 3/2011 HTXNN Hoa Hồng quyết định nhập công nghệ trồng nấm hương của Trung Quốc về Sa Pa, do Cty Tân Hải Phúc - Chiết Giang - TQ chuyển giao. Với diện tích 3.000 m2, HTX NN Hoa Hồng xây dựng 6 nhà lưới với số vốn đầu tư gần 3 tỷ đồng, hiện đang triển khai trồng nấm hương.

HTX thuê hai chuyên gia trồng nấm người Trung Quốc sang chuyển giao công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật. Nguyên liệu để trồng nấm hương là mùn cưa gỗ rừng trồng, với hơn 10 vạn bịch mùn cưa trồng nấm trong hai nhà lưới, mỗi tháng HTXNN Hoa Hồng phải mua 8 tấn mùn cưa. Đây là phế liệu của các cơ sở chế biến gỗ, nếu không trồng nấm sẽ bỏ đi hoặc chỉ để đun. Hiện cơ sở SX nấm hương của HTXNN Hoa Hồng do Đỗ Mạnh Hùng làm chủ nhiệm đã SX được 5 tấn nấm hương tươi, dự kiến hết năm 2011 SX khoảng 25-30 tấn, doanh thu từ nấm hương ước chừng 1,8-2 tỷ. Mỗi ngày xuất bán 10-15 thùng, trọng lượng mỗi thùng 35 kg. Toàn bộ số nấm hương của HTXNN Hoa Hồng đều được tiêu thụ trong các siêu thị lớn ở Hà Nội.

Nấm hương do HTXNN Hoa Hồng SX tuy mùi hương ít hơn nấm hương rừng, nhưng ăn giòn hơn và không nhớt. Mặc dù mới xuất hiện mấy tháng nay trên thị trường, nhưng nấm SX ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, nhiều khách hàng mua lẻ đến tận nhà lưới để thu mua. Đỗ Mạnh Hùng cho biết: Sau khi đưa toàn bộ các nhà lưới vào trồng nấm thì HTX phải nhập dây chuyền xấy nấm hương khô bằng hơi nước, còn bây giờ nấm hương tươi SX ra vẫn chưa đủ bán…

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.