Theo đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến nghị Tổng thống Donald Trump hối thúc cần đẩy nhanh phương án giãn cách xã hội để giảm bới rủi ro.
Nghiên cứu của Mỹ cũng tương đối trùng hợp với những phát hiện từ Trung Quốc, nơi khởi phát và là tâm chấn của đại dịch toàn cầu cho thấy, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong do nhiễm Covid-19 tăng theo tuổi. Theo CDC, những người trên 65 tuổi và đã có sẵn các bệnh mãn tính là nhóm dễ bị tổn thương nhất. 31% số ca nhiễm coronavirus xảy ra ở những người trên 65 tuổi.
Trong khi các nhà dịch tễ học nhấn mạnh rằng, tất cả các nhóm tuổi đều đối mặt với rủi ro thì hầu như sự chú ý của công chúng và truyền thông đều tập trung vào con số tử vong và dễ nhiễm bệnh ở những người trên 65 tuổi.
Theo đó, có tới 45% số người trong nhóm tuổi này nhập viện và 53% thuộc diện phải chăm sóc đặc biệt và 80% bị tử vong đã được ghi nhận. Có 9 người trong độ tuổi 20-64 chết vì nCoV, trong khi không có ca tử vong nào được ghi nhận ở những người nhiễm bệnh dưới 19 tuổi.
Tuy nhiên, CDC dẫn báo cáo của các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng, Covid-19 có thể biến chứng ở mọi lứa tuổi. Tiến sĩ Deborah Birx, quan chức số 2 trong lực lượng đặc nhiệm phòng chống Covid-19 của Nhà Trắng phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng, số liệu từ Pháp và Ý cũng cho thấy những người trẻ tuổi bị bệnh nặng và rất nặng cần chăm sóc tích cực là có thật.
Động thái mới được chính quyền Mỹ đưa ra trong bối cảnh giới trẻ Mỹ, đặc biệt là sinh viên khá chủ quan, không chú ý đến các biện pháp giãn cách xã hội mà CDC khuyến nghị, khiến gia tăng nguy cơ Covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng.
Trong một cuộc họp ngắn vào hôm qua, Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nói rằng, các triệu chứng nhẹ thấy được ở đa số người trẻ là không phổ biến.