| Hotline: 0983.970.780

Người vùng lũ thắng vụ rau tết

Thứ Năm 31/01/2008 , 09:00 (GMT+7)

Sắp tết, về các vựa rau tỉnh Quảng Nam, nhìn đâu cũng thấy bóng nông dân cặm cụi tỉa đám xà lách, hành, kiệu, hay miệt mài tưới hàng cải, ớt, khổ qua... tất cả hối hả lo một vụ rau bán tết.

Làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) được xem là một trong những vựa rau lớn nhất tỉnh Quảng Nam hiện nay. Quanh năm, nông dân địa phương này kiếm sống bằng nghề làm rau chuyên canh; tuy nhiên, thị trường tết mới là mục tiêu số 1 mà họ nhắm đến. Những đồng rau xanh mơn mởn, từ những giống truyền thống đến các giống vừa mới du nhập đều có mặt trên đồng đất xứ này. Cô sinh viên năm 2 của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng – Nguyễn Thanh Hằng vừa mang ba lô về đến nhà đã xắn quần gánh nước giúp mẹ tưới rau.

Hằng thỏ thẻ: “Nhà em có 10 sào đất, hơn một tháng nay, ba mẹ và anh trai tối ngày quần quật với những ruộng rau để kịp bán tết; tranh thủ mấy ngày nghỉ cuối tuần, em nhảy về phụ một tay. Nhờ làm rau tết mà gia đình em mới xây được cái nhà, sắm được chiếc xe…”. Theo Hằng, bình quân 1 sào rau tết cho giá trị hơn 2 triệu đồng. Không riêng làng Hưng Mỹ, toàn xã Bình Triều còn có nhiều vùng rau chuyên canh khác với tổng diện tích khoảng 200 ha đất. Hàng chục năm qua, cứ thời điểm cận tết là làng rau Bình Triều không có khái niệm… ngủ; đêm nào cũng vậy, chừng 1-2 giờ khuya nông dân đã chong đèn cao áp để hái rau cho kịp chất lên những chiếc xe tải nhỏ của bạn hàng đang chờ sẵn…

 Hàng trăm mô hình sản xuất rau trong nhà lưới tại Tam Ngọc, Tam Phú, Hoà Hương, Hoà Thuận, Trường Xuân (thành phố Tam Kỳ) sau nhiều phen lận đận giờ cũng đã bắt đầu hồi sinh. Thời điểm này, nông dân như chạy đua với thời gian để lo rau cho ngày tết. Bà Đào Thị Lâm (xã Tam Phú) cho biết, vụ này, bà làm 3 mô hình với tổng diện tích gần 1.300 mét vuông, chủ yếu là cải, xà lách, rau quế; có “bèo” mấy tết này bà thu cũng hơn 6 triệu đồng…

Sẽ là thiếu nếu nói về làm rau tết mà không nhắc đến làng Bàu Tròn (Đại An) và một số vùng ở xã Đại Đồng, Đại Hoà, Đại Nghĩa… của huyện Đại Lộc. Lũ chồng lên lũ, đất sản xuất, trạm bơm điện bị bồi lấp, kênh mương hư hỏng nặng, tưởng chừng như vụ rau tết năm nay nhiều hộ dân nơi đây phải chịu bỏ đất hoang; vậy nhưng, mấy ngày qua, quay lại nơi này, nhìn đâu cũng thấy những đồng rau xanh ngút, thật khâm phục nghị lực vượt khó của chính quyền và nhân dân vùng rốn lũ…

 Ra đồng lúc 5 giờ sáng, mang theo chiếc cà mèn cơm nhưng đã quá 12 giờ trưa mà anh Nguyễn Thế Mạnh (thôn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc) vẫn chưa chịu rời cái cuốc. Anh cho biết, nhờ những trận lũ liên tiếp nên đất vùng này phù sa màu mỡ, thời tiết lại rất thuận lợi nên cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. 5 sào khổ qua của anh Mạnh đã bắt đầu đơm hoa kết trái, chừng sau ngày ông Táo “về trời” là thu hoạch rộ.

Tết năm ngoái, cũng làm ngần ấy diện tích khổ qua, trừ mọi chi phí đầu tư, vợ chồng anh Mạnh thu 8 triệu đồng; còn năm nay, theo anh, có thể tiền lãi thấp hơn do phải mua hạt giống và phân bón với giá quá cao. Anh thở dài: “Các loại hạt giống đồng loạt tăng giá gấp đôi; đặc biệt, phân NPK 3 màu, Urê… tất tần tật đều tăng 100-170 nghìn đồng/1bao (50 kg). Nông dân đa phần là nghèo, lại bị thiệt hại nặng nề trong lũ, vào vụ phải chịu cảnh tăng giá đến chóng mặt của các loại vật tư nhưng phải bóp bụng mua về sản xuất. Tuy nhiên cũng nhờ vụ rau này, còn có tiền sắm cái quần, cái áo cho con khi tết đến…”. Người vùng lũ bao giờ cũng biết vươn lên trong khó khăn.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm