| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ cao bùng phát bệnh lùn sọc đen

Thứ Hai 24/07/2023 , 18:28 (GMT+7)

Kết quả giám định virus lùn sọc đen tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy hiện đang có nguy cơ rất cao bùng phát bệnh lùn sọc đen trên lúa vụ mùa 2023.

Ngày 24/7, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc tăng cường phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa 2023.

Theo Cục BVTV, hiện nay tại các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) lúa mùa 2023 đã gieo cấy được hơn 725.900ha, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 443.100ha, vùng Trung du miền núi phía Bắc khoảng hơn 282.800ha. Hiện lúa mùa chính vụ - muộn đang trong giai đoạn mạ - hồi xanh, đẻ nhánh. Đây là giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm, từng gây thiệt hại nặng tại các tỉnh phía Bắc. Ảnh: TL.

Lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm, từng gây thiệt hại nặng tại các tỉnh phía Bắc. Ảnh: TL.

Trên đồng ruộng, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gây hại trên diện hẹp, rầy trưởng thành mật độ cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến rầy cám bắt đầu ra rộ từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào thời gian tới sẽ thuận lợi cho rầy nở và gia tăng mật độ.

Theo kết quả phân tích giám định virus từ ngày 14 - 20/7: Tại Nam Định có 27/49 mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen (chiếm hơn 55%); tại Thái Bình có 4/36 mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen (chiếm hơn 11%); tại Hải Phòng có 5/330 mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen (chiếm hơn 1,5%). Kết quả giám định cho thấy hiện nay, đang có nguy cơ rất cao cho việc bùng phát bệnh lùn sọc đen trên lúa vụ mùa 2023.

Trước tình hình trên, để bảo vệ tốt sản xuất vụ lúa mùa 2023, Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan ở địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng (địa phương phát hiện mẫu rầy dương tính với bệnh lùn sọc đen hại lúa):

+ Khoanh vùng nơi có mẫu rầy dương tính với virus gây bệnh lùn sọc đen để phun trừ rầy môi giới truyền bệnh.

+ Tiếp tục thu mẫu rầy lưng trắng trên những diện tích lúa tại những vùng lân cận những điểm đã có rầy lưng trắng mang virus lùn sọc đen trên lúa và những vùng có nguy cơ cao để giám sát chặt chẽ nguồn rầy lưng trắng mang virus gây bệnh lùn sọc đen trên lúa.

+ Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 9556/ CT-BNN-BVTV ngày 15/11/2017 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa ở các tỉnh, thành phố phía Bắc; hướng dẫn tại công văn số 1317/BVTV-TV ngày 24/5/2018 của Cục BVTV về Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Cục BVTV đề nghị tăng cường điều tra, giám sát mật độ rầy lưng trắng trong bẫy đèn và trên đồng ruộng. Ảnh: TL.

Cục BVTV đề nghị tăng cường điều tra, giám sát mật độ rầy lưng trắng trong bẫy đèn và trên đồng ruộng. Ảnh: TL.

- Các các tỉnh, thành phố khác:

+ Tăng cường điều tra, giám sát mật độ rầy lưng trắng trong bẫy đèn và trên đồng ruộng, nhất là ở các khu vực mới gieo cấy lúa mùa 2023; thu thập mẫu rầy lưng trắng chủ động giám định nguồn bệnh lùn sọc đen từ đó làm căn cứ để áp dụng các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả.

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tình hình sinh vật gây hại lúa mùa, các biện pháp chăm sóc và phòng chống sâu bệnh cho lúa mùa, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen hại lúa tới người dân.

+ Duy trì hệ thống thông tin, báo cáo từ địa phương lên trung ương theo quy định để phối hợp chỉ đạo kịp thời.

Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố phía Bắc thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc về Cục BVTV (qua Phòng BVTV) để kịp thời xử lý.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất