| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.300 ha lúa hè thu bị sâu bệnh gây hại

Thứ Hai 09/08/2021 , 17:13 (GMT+7)

Hiện Quảng Trị đã có hơn 1.300 ha lúa vụ hè thu bị sâu bệnh gây hại, nguy cơ phát sinh trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) tỉnh Quảng Trị cho biết, sâu bệnh hại lúa đang có nguy cơ phát sinh trên diện rộng ở địa phương nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trong tổng số 23.000 ha lúa hè thu năm 2021, hiện đã có hơn 1.300 ha bị nhiễm sâu bệnh. Trong đó, tổng diện tích nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng là 77 ha, mật độ rầy phổ biến từ 700 – 1.000 con/m2, nơi cao lên đến hơn 3.000 con/m2.

Nông dân Quảng Trị phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Ảnh: CĐ.

Nông dân Quảng Trị phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Ảnh: CĐ.

Sâu cuốn lá nhỏ gây hại hơn 90 ha, mật độ sâu phổ biến từ 10 – 20 con/m2, nơi cao lên đến trên 30 con/m2; bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn gây hại trên diện tích 1.150 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, TP. Đông Hà.

Dự báo trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa rào và giông sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng nếu không phòng trừ kịp thời.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh Quảng Trị lưu ý, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn làm đòng – trỗ bông. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng lúa thu hoạch. Do vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục TT&BVTV đề nghị các địa phương và nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh.

Trong đó, đối với rầy nâu và rầy lưng trắng, cần cần khẩn trương phun thuốc trừ rầy ở những nơi có mật độ cao từ 700 con/m2 trở lên. Riêng đối với những trà lúa sớm, nếu phát hiện nhiễm rầy nhưng dự kiến thu hoạch trước ngày 20/8/2021 thì không phun thuốc trừ rầy mà thu hoạch ngay khi lúa chín sinh lý.

Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, nhất là trên các trà lúa muộn; phun thuốc trừ sâu khi sâu ở tuổi 1 – 2 hoặc sau khi bướm ra rộ 5 – 7 ngày ở những nơi có mật độ sâu trên 10 con/m2. Phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh thối thân thối bẹ, nhện gié… tránh để lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra, người dân cần duy trì công tác diệt chuột, theo dõi chặt chẽ bệnh lùn sọc đen, đốm nâu, sâu đục thân… để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại năng suất cuối vụ.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất