| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ tiềm ẩn từ hàng rong

Thứ Ba 16/06/2020 , 17:54 (GMT+7)

Dạo quanh các cổng trường học phổ thông đến cao đẳng, đại học tại TP.HCM đều dễ dàng bắt gặp từ vài xe cho đến vài chục xe bán hàng rong tụ tập.

Gần chục xe hàng rong xếp hàng trước cổng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) mỗi chiều để bán thức ăn nhanh cho học sinh. Ảnh: Thùy Lâm.

Gần chục xe hàng rong xếp hàng trước cổng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) mỗi chiều để bán thức ăn nhanh cho học sinh. Ảnh: Thùy Lâm.

Các món được bán chủ yếu gồm phá lấu, cá viên, bò viên chiên, cơm chiên, bánh tráng trộn, trà sữa, nước sâm, nước ngọt, bánh tráng nước, bắp xào, hột vịt lộn… và rất “hút” học sinh.

Tuy nhiên, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng rong trước cổng trường học dường như vẫn chưa thực sự chặt chẽ, khó kiểm soát khiến nhiều bậc phụ huynh ái ngại, lo lắng cho sức khỏe của con em mình.

Xếp hàng đợi "thực khách"

Trước cổng chính Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5), cứ 4 giờ chiều mỗi ngày, hàng chục xe bán hàng rong bắt đầu lui tới xếp hàng dài khu vực vỉa hè bày bán đủ loại.

Từ cơm chiên, bánh chuối, khoai chiên, cá viên chiên cho đến các loại nước ngọt, nước sâm, trà sữa. Song song vỉa hè là tuyến đường lớn, các phương tiện giao thông đông đúc, ồn ào, bụi bặm.

Tại xe đẩy cơm chiên, với 17 ngàn đồng là học sinh mua được ngay một hộp cơm to chỉ sau 5 phút chế biến. Qua quan sát, chúng tôi thấy cơm đã được chiên sẵn trong chảo, người bán chỉ cần đảo lại cho nóng, thêm chút nước màu vàng từ chai nhựa, chút tương ớt, nước tương là có ngay hộp cơm giao cho khách.

Kế bên là xe khoai lang chiên với giá rất rẻ, chỉ 10 ngàn đồng/một bịch nhỏ. Tại đây, khoai cũng được chiên sẵn để chờ khách mua. Phía dưới xe là một chảo dầu nóng đen xì để sẵn phòng khi thiếu khoai thì người bán chế biến ngay tại chỗ.

Thúy An, một học sinh chia sẻ, sau khi tan học, một số bạn tiếp tục tham gia học thêm buổi tối nên thường ghé hàng rong mua đồ ăn để lót dạ vì không kịp di chuyển về nhà.

Dù biết các loại đồ ăn này được chế biến ngay tại chỗ, che đậy sơ sài, nguyên liệu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc… nhưng giá cả “vừa túi tiền học sinh”, chế biến nhanh nên học sinh vẫn chấp nhận mua ăn để kịp giờ học thêm. 

Nhóm học sinh Trường Tiểu học Hồng Hà (Quận Bình Thạnh) mua bánh tráng trộn để ăn trong lúc chờ ba mẹ đến đón về. Ảnh: Thùy Lâm.

Nhóm học sinh Trường Tiểu học Hồng Hà (Quận Bình Thạnh) mua bánh tráng trộn để ăn trong lúc chờ ba mẹ đến đón về. Ảnh: Thùy Lâm.

Tại cổng số 2 Trường Tiểu học Hồng Hà (Quận Bình Thạnh), tiếng trống tan trường buổi chiều vừa dứt, hàng chục học sinh chạy ùa ra vây quanh chiếc xe bán bánh tráng trộn đang chờ sẵn.

Người phụ nữ trung niên bán hàng luôn tay để phục vụ “thực khách” trong những tiếng hò hét: “Bà ơi, nhanh lên, mẹ con sắp đón rồi”; “Bà ơi nhanh lên con sắp đến giờ học võ”…

Nguyên liệu chỉ gồm bánh tráng vụn, dầu, rau răm, tắc, khô bò, hành phi… trộn đều với xoài (thái sợi - PV) cho ra hỗn hợp có vị béo, chua, mặn, ngọt với giá 10 ngàn đồng mỗi bịch. Chiếc thau dùng trộn bánh được người bán lôi ra dùng hết lần này đến lần khác mà không hề rửa.

Tương tự tại cổng Trường THPT Marie Curie (Quận 3). Hai mặt đường Lê Quý Đôn và Ngô Thời Nhiệm giáp hai cổng trường có đến hàng chục xe hàng rong bán phá lấu, cá viên chiên, bò viên chiên, nước sâm, trà sữa… đứng “đợi sẵn” khi học sinh tan học ghé mua. Mưa xuống, nước đọng lề đường, xe cộ lưu thông qua lại nhớp nháp nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của những chiếc xe đẩy.

Cách đó khoảng 500m là Trường THCS Colette (Quận 3), hàng rong cũng vây quanh cổng trường. Tập trung nhiều nhất là xe đẩy bán trái cây ướp lạnh và nước ngọt các loại.

Có thể gây ngộ độc thực phẩm

Một nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển (Quận Bình Thạnh) chia sẻ, quản lý buôn bán hàng rong do chính quyền địa phương thực hiện vì liên quan đến trật tự lòng lề đường.

Do đây là hoạt động mưu sinh nên nhiều hàng rong vẫn buôn bán dù bị nhắc nhở, thậm chí cơ quan chức năng đã không cho bán, ngay cả có trường hợp cũng đã bị phạt.

Để đề phòng các bệnh về tiêu hóa và phòng tránh ngộ độc thực phẩm, song song công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, nhà trường còn thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho học sinh không mua thức ăn, đồ uống ở các nơi bán không bảo đảm vệ sinh, trong đó có hàng rong.

Bánh tráng nướng, món ăn chỉ gồm 1 quả trứng gà, ít hành lá, ít tép khổ, hành phi được trộn đều đổ lên 1 cái bánh tráng và nướng trên bếp than, sau đó sẽ rưới tương ớt, sốt mayonnaise ngay giữa lề đường dưới thời tiết nắng nóng, khói bụi. Món này được nhiều học sinh ưa thích vì hợp túi tiền và dễ ăn. Ảnh: Thùy Lâm.

Bánh tráng nướng, món ăn chỉ gồm 1 quả trứng gà, ít hành lá, ít tép khổ, hành phi được trộn đều đổ lên 1 cái bánh tráng và nướng trên bếp than, sau đó sẽ rưới tương ớt, sốt mayonnaise ngay giữa lề đường dưới thời tiết nắng nóng, khói bụi. Món này được nhiều học sinh ưa thích vì hợp túi tiền và dễ ăn. Ảnh: Thùy Lâm.

Đứng ở góc độ phụ huynh học sinh, chị Dương Thị Mỹ Linh (Quận 5) kiến nghị cần có những quy định cụ thể đối với hoạt động buôn bán này để đảm bảo sức khỏe cho học sinh vì các món ăn bán trước cổng trường thường là món ăn vặt, giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hợp khẩu vị nên học sinh rất thích ăn.

“Hầu hết các hàng rong bán nay đây, mai đó. Nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chế biến bằng tay không và ngay ngoài đường đã là mối lo ngại trong vệ sinh an toàn thực phẩm”, chị Mỹ Linh bày tỏ.

Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM, để buôn bán thức ăn đường phố đòi hỏi người bán cũng phải chấp hành những quy tắc, yêu cầu từ các đơn vị chức năng.

Tuy nhiên, thực phẩm từ hàng rong cũng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn, thực phẩm hư hỏng, nguồn gốc thực phẩm, điều kiện bảo quản, hoặc do dụng cụ chế biến không đảm bảo.

Mặt khác, có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng nếu trẻ ăn thường xuyên các món chiên xào, bỏ nhiều muối, đường, chất béo.

“Điều quan trọng là phụ huynh, nhà trường giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe, lựa chọn thực phẩm bày bán và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh và không nên mua thực phẩm không tốt cho sức khỏe”, Bác sĩ Ngọc Diệp khuyên.

Quy định đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

Theo Thông Tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố có nêu rõ: kinh doanh ở khu vực công cộng, hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Một xe đẩy bán bánh mì chả cá đợi sẵn trước cổng trường THPT Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Thùy Lâm.

Một xe đẩy bán bánh mì chả cá đợi sẵn trước cổng trường THPT Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Thùy Lâm.

Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp.

Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.

Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định...

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm