| Hotline: 0983.970.780

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Thứ Năm 28/04/2022 , 07:11 (GMT+7)

PHÚ YÊN Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Những năm gần đây, người dân vùng biển ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) có thêm nghề lặn biển ở vịnh Xuân Đài để bắt ốc, vớt rong, kiếm thêm nguồn thu nhập. Thế nhưng cũng có người bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước. 

Vịnh Xuân Đài, nơi ngư dân thường lặn biển mưu sinh. Ảnh: Hoài Nam.

Vịnh Xuân Đài, nơi ngư dân thường lặn biển mưu sinh. Ảnh: Hoài Nam.

Nhọc nhằn nghề "cạy tiền" bên ghềnh san hô

Sáng sớm, nhiều người dân ở các phường Xuân Yên, Xuân Phú và xã Xuân Phương (Thị xã Sông Cầu) lái thuyền ra vùng biển vịnh Xuân Đài lặn biển bắt ốc, sò. Tôi được anh Nguyễn Văn Trung, ở phường Xuân Yên cho theo lên thuyền ra bãi rạn trên vịnh Xuân Đài hành nghề lặn. Dọc theo bãi rạn trên vịnh Xuân Đài cát chạy dài, có ghềnh san hô là nơi cho các loại ốc biển, rong nho sinh sôi.

Trên ghềnh san hô, ốc bàn tay, ốc nón, hàu, sò… bám chỗ nhiều chỗ ít. Có khi bám vào bên hốc đá san hô nên việc cạo lấy cũng không phải dễ dàng. Khi ngậm ống hơi lặn xuống dùng búa, dao cùn cạy ốc bám vào bờ san hô, có khi bị vỏ ốc, bờ đá san hô cứa đứt tay. Vì vậy, những người đi cạy ốc cũng phải phải kiên trì, chịu khó.

“Mỗi ngày chịu lạnh, cần mẫn ngâm mình dưới nước, mỗi người cũng cạy được 1 - 2kg ốc là nhiều. Giá ốc bán cho thương lái được từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Thường người dân đi từng nhóm khoảng từ 3 đến 4 người, chủ yếu là nam giới”, anh Trung nói.

Đeo chì quanh bụng, ngậm ống hơi lặn biển. Ảnh: Hoài Nam.

Đeo chì quanh bụng, ngậm ống hơi lặn biển. Ảnh: Hoài Nam.

Nhóm anh Trung có 3 người cùng hẹn nhau đi lặn bắt ốc. Tất cả đều dầm mình trong biển trên những ngọn sóng. Một tay bám hờ vào vách đá san hô cạy ốc. “Nghề này, mọi người cũng luôn bị sóng đánh nghiêng ngả hoặc bị kéo tuột xuống biển. Cũng có không ít lần tôi bị sóng đánh úp, ngã xuống ghềnh san hô, cả người đều bị xây xát”, anh Lê Văn Thành, đi cùng nhóm anh Trung chia sẻ…

Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, trải dài từ xã Xuân Phương qua phường Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành… với hàng ngàn hộ dân quanh vùng sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên vịnh.

Nguy hiểm đeo chì đè người

Ngoài ốc, rong nho, con sò thường bám ở chân ghềnh san hô, cạnh bãi cát nơi tiếp xúc với sóng biển nên việc khai thác gần như chỉ dành riêng cho đàn ông có sức khỏe để chìm mình dưới nước, phải ra xa, lặn sâu rất cực nhọc mới lấy được. Vì vậy công việc vớt rong nho, cạy sò không dành cho phụ nữ như vớt rau câu.

Do đeo chì nặng nên mỗi lần từ dưới nước lên tàu rất khó khăn. Ảnh: Hoài Nam.

Do đeo chì nặng nên mỗi lần từ dưới nước lên tàu rất khó khăn. Ảnh: Hoài Nam.

Để vớt được rong nho, cạy được sò, mọi người phải bám vào những ghềnh đá trơn trượt và lặn người theo những con sóng. Tại những nơi sóng đánh nhiều, đá san hô càng trơn, càng chênh vênh thì loại rong này mọc càng nhiều. Nó thu hút người khai thác và cũng ẩn chứa nhiều mối nguy. Vì vậy, mọi người thường đi theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau.

“Có ngày tôi chịu khó lặn sâu, cạy sò vớt rong nho cũng kiếm được trên dưới 400.000 đồng. Tôi lặn ở vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở độ sâu bình thường, có người dạn gan ra xa hơn lặn ở khu vực sâu 30 - 40m, khi lặn đeo chì xung quanh bụng để đè người lặn sâu xuống nước cạy sò, bắt ốc. Lặn sâu quá gặp sự cố bị đứt hay bị tuột ống hơi, khi ngoi lên, bị liệt nửa người, điếc tai”, anh Thành kể.

Theo Phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu, nhiều người dân ven vịnh Xuân Đài sống bằng nghề lặn biển bắt ốc, vớt rong, rau câu đã góp phần mang lại thu nhập đáng kể và tạo công ăn việc làm cho người dân ở đây. Vì vậy ngoài việc mưu sinh, họ cũng tham gia công tác tổ quản lý cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường.

Thành quả mỗi lần lặn biển bắt ốc, hàu, sò… Ảnh: Hoài Nam.

Thành quả mỗi lần lặn biển bắt ốc, hàu, sò… Ảnh: Hoài Nam.

Đối với nghề lặn biển khai thác hải sản ở vùng nước sâu thuộc danh mục những nghề bị cấm. Nhiều thợ lặn dù biết trước hiểm nguy nhưng thời gian qua có người vẫn duy trì đeo chì lặn sâu rất nguy hiểm cho tính mạng.

"Hằng năm, Phòng Kinh tế phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, thu giữ bộ đồ lặn, trong đó có dây chì đeo quanh bụng thợ lặn. Đồng thời, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền người dân không nên đeo chì lặn sâu nguy hiểm tính mạng. Việc lặn để thu hoạch, đánh bắt hải sản trong vùng nuôi trồng thì được phép, tuy nhiên người dân cần cẩn trọng, không nên hành nghề những ngày mưa to, biển động, tiềm ẩn nhiều rủi ro”, ông Hồ Nam Yên, Trưởng Phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu cho biết.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm