Mất mùa vụ xuân ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của toàn tỉnh |
Đã gần một tháng trôi qua kể từ ngày lúa xuân bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông, hơn 20.200/58.785ha lúa nhiễm bệnh, một con số khổng lồ chưa từng có.
Vẫn biết rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là khó tránh khỏi nhưng thực trạng mất mùa năm nay hoàn toàn khác so với các đợt thiên tai trước đây bởi quy mô diện tích, sản lượng thiệt hại đều trở thành những con số kỷ lục, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân.
Và câu chuyện khóc bên ruộng lúa của bà Nguyễn Thị Khánh, thôn Bùi Xá, xã Phù Việt (Thạch Hà - Hà Tĩnh) được Phó Chủ tịch UBND xã kể lại thực sự bi đát. Bà Khánh góa phụ từ lâu. Vốn là con nhà thuần nông, bà canh tác 2 sào ruộng lấy gạo ăn cho cả năm. Những năm trước hầu như vụ nào cũng được mùa, bình quân năng suất 2,7 – 3 tạ/sào, vụ xuân 2017 biết lúa giảm năng suất vì dịch bệnh nhưng để giải phóng đồng ruộng làm vụ hè thu bà thuê máy gặt thu hoạch lúa. Sau khi gặt xong 2 sào ruộng chỉ được 3 bì lúa lép lửng, bà phải trả tiền máy gặt 200.000đ.
“Xót của, tủi thân vì mất mùa, không đủ tiền trả cho máy gặt bà Khánh khóc nghẹn. Xã phải xuống can thiệp, đề nghị chủ máy gặt giảm cho bà 90.000đ”, ông Nguyễn Đăng Thuần, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Việt nói.
Phó Chủ tịch xã Phù Việt cho rằng lượng giống tỉnh, huyện hỗ trợ chỉ như muối bỏ biển |
"Lịch sử gần 40 năm mới lặp lại đợt dịch đạo ôn như vụ xuân 2017. Nông nghiệp Hà Tĩnh năm nay mất mùa “kép”, từ sự cố môi trường biển đến chăn nuôi lợn thua lỗ và nay là thất thu nặng vụ lúa xuân". - ông Đào Nghĩa Nhuận, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh, cho biết. |
Theo ông Thuần, thiệt hại của nông dân là rất lớn nhưng đến bây giờ các ngành chức năng vẫn chưa đưa ra được kết luận nguyên nhân lúa bị bệnh đạo ôn do đâu là chậm trễ. Điều này vừa gây bức xúc, xáo trộn cuộc sống của người dân vừa ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn; đặc biệt, làm khó cho bà con trong việc chủ động dự trữ giống gieo cấy vụ xuân 2018.
Bà Nguyễn Thị Tứ, thôn Thống Nhất, xã Phù Việt nói: “Đến giờ dân chưa biết vì sao bệnh đạo ôn cổ bông bị nặng và diện rộng như vậy. Đề nghị cơ quan chức năng sớm điều tra công bố cho dân biết lúa bị bệnh do giống, thời tiết hay là do cái gì khác”.
Lý giải về việc xác định nguyên nhân chậm, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nói: “Bây giờ phải chờ kết luận của Bộ NN-PTNT”. Khi nào có kết luận? - PV hỏi tiếp, ông Thanh cho hay: “Tầm vài ba ngày nữa”. Trước đó, trả lời báo chí, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cũng cho hay sắp có kết luận của Bộ, tuy nhiên đến thời điểm này đã gần 1 tuần kể từ ngày hẹn của lãnh đạo Sở NN-PTNT, câu trả lời về kết luận nguyên nhân vẫn đang... bỏ ngỏ.
Bà Nguyễn Thị Tứ đề nghị cơ quan chức năng sớm làm rõ, công bố nguyên nhân gây nên bệnh đạo ôn trên lúa |
Bà Nguyễn Thị Trúc mất trắng gần 2 tấn lúa nhưng giống hỗ trợ chỉ được 8kg |
Giống hỗ trợ quá ít Phó Chủ tịch xã Phù Việt Nguyễn Đăng Thuần cho hay, vụ xuân 2017 toàn xã có hơn 222ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn, tổng sản lượng lương thực mất trắng hơn 1.200 tấn, trong khi đó lượng giống hỗ trợ của tỉnh, huyện chỉ được 5,3 tấn (tỉnh 4,5 tấn). “Nếu gieo cấy hết 240ha vụ hè thu lượng giống xã cần khoảng 23 tấn nhưng nguồn hỗ trợ quá ít”, ông Thuần nhấn mạnh. |