| Hotline: 0983.970.780

Nhà Bình Yên của những tâm hồn "không yên"

Thứ Tư 01/12/2010 , 09:41 (GMT+7)

Những ai có mặt tại cuộc tổng kết Dự án hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trở về, tổ chức ngày 30/11 tại Hà Nội, cũng đau lòng sau khi nghe những lời tâm sự quyện lẫn nước mắt của những nạn nhân.

Họ là những người đàn bà vừa thoát khỏi kiếp “bán phấn, buôn hương” và đang lưu trú tại Ngôi nhà Bình Yên (số 20-Thụy Khuê-Hà Nộ). Đó là em H.T.T đến từ Điện Biên, là con một gia đình công nhân nghèo bị bạn chát lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. T cho biết, trung bình mỗi ngày em phải tiếp khoảng 20 khách làng chơi, đủ loại.

Sợ những người này mang bệnh nguy hiểm, T yêu cầu họ phải quan hệ có bao cao su nhưng chẳng ai muốn cả. Vì vậy, khi được giải cứu về Việt Nam, được đưa về Ngôi nhà Bình Yên, T đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV mà chả rõ “nguồn” gây bệnh là ai. T cũng cung cấp cho các chiến sĩ công an nhiều thông tin để phá tan đường dây buôn bán người đã khiến cuộc đời của em đen tối, bệnh tật như thế này.

Còn với Dương, em bị một người phụ nữ không nhớ tên lừa bán cho chủ nhà hàng ở Thái Lan và thường xuyên bị đánh đập tàn nhẫn. Sau một thời gian, do nhập cư bất hợp pháp, Dương bị công an Thái Lan phát hiện, bắt giữ và đưa vào trại dành cho những người nhập cư bất hợp pháp. Một thời gian sau, em được đưa về Việt Nam nhưng kèm lẫn biểu hiện không bình thường, rối loạn trí nhớ, biểu hiện lúc buồn, lúc vui. Hiện nay em đang được các cán bộ của ngôi nhà Bình Yên chăm sóc đặc biệt .

+ Ông Trần Đình Huấn, đại diện C45, Bộ Công an cũng cho biết, số vụ buôn bán phụ nữ sang nước ngoài có xu hướng gia tăng. Chỉ tính riêng năm 2010, cơ quan chức năng phát hiện 348 vụ, gần 600 đối tượng tham gia buôn bán và giải thoát cho gần 650 nạn nhân. Trung Quốc là điểm mà những đối tượng buôn bán người nhắm tới. Cơ quan chức năng cũng thống kê hiện có khoảng 22.000 phụ nữ vắng nhà mà chưa rõ nguyên nhân. 

+ “Những ngày ở Trung Quốc là những ngày tủi nhục. Nhưng càng nhớ nhà, nhớ chồng tôi càng hận anh ấy vì anh đã khiến tôi tàn tạ như vậy. Đứng ở nơi đất khách quê người, hướng về phía quê hương chỉ cách một con song mà không thể chạy về được, lòng tôi đau nhói như kim châm. Cuộc sống ở Trung Quốc như là địa ngục”- chị Triệu Thị N, người phụ nữ đang lưu trú tại Ngôi nhà Bình Yên (thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hà Nội) nói trong hai hàng nước mắt…

Hai nạn nhân trên đều có gốc là bỏ học, nhà nghèo. Thế nhưng với An là hoàn toàn khác. Em là một người thông minh học giỏi, đỗ Đại học Ngoại ngữ với số điểm cao. Nhưng chính vào thời gian chuẩn bị nhập học thì em bị lừa bán sáng Trung Quốc làm gái mại dâm và phải tiếp hàng chục khách mỗi ngày. Người mẹ già của An đã phải vừa bán đất vừa vay mượn tiền để sang Trung Quốc tìm con một mình. Thế nhưng khi về Việt Nam, bé An phải đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng. Rồi may mắn, Ngôi nhà Bình Yên đã cứu em.

Bà Lê Thị Thủy, đồng giám đốc Ngôi nhà Bình Yên nói rằng, dù nhiều năm làm công việc của chuyên gia tư vấn cho những mảnh đời bất hạnh nhưng bà vẫn thấy buồn và xót thương khi nghe về thân phận bị coi như thứ hàng hóa mua vui. Đến đây, họ được gọi chung một cái tên nghe cho gần gũi, thân thiện: Người tạm trú. Bà lo ngại hơn khi chỉ tính riêng tháng 11/2010, số lượng người tạm trú nhiều hơn 3 năm trước cộng lại và chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng…Gần 20% có tuổi đời còn rất trẻ (dưới 22 tuổi), người “già” nhất cũng chỉ ở tuổi 33. Phần lớn họ đều có học vấn thấp, hoàn cảnh éo le và mong muốn có việc làm.

Đây chính là kẽ hở khiến cho nhiều đối tượng trở thành kẻ buôn người như hàng xóm, người thân, người yêu, thậm chí là chính cha mẹ ruột của nạn nhân. Bà Thủy còn cho biết, cái ngày đầu đến đây, phần lớn người tạm trú có biểu hiện tâm lý phức tạp, mệt mỏi, chán chường, mất hy vọng, cảm thấy cô độc và thiếu sự hợp tác với cán bộ tại ngôi nhà. Có chị tóc cắt lởm chởm, xăm hình chi chit, miệng luôn kêu gào đòi thuốc lá do đã nghiện nặng từ nhà chứa mại dâm Trung Quốc.

Khi đến Ngôi nhà Bình Yên, phần lớn họ đều mang trong người nhiều bệnh hiểm nghèo liên quan đến đường tình dục, u bướu, viêm gan B, HIV/ AIDS... Vì vậy, theo bà Thủy việc phục hồi sức khỏe cho các em sẽ chiếm nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của các cán bộ của Trung tâm. Nhất là lòng kiên trì hướng dẫn các em bình ổn về tâm lý, biết cách giữ gìn bệnh không lây truyền cho người khác, biết vượt qua nỗi đau. Các em cũng sẽ được tư vấn học nghề phù hợp với năng lực, sức khỏe. Trong hai năm 2009-2010, Ngôi nhà Bình Yên đã giới thiệu 25 người tạm trú đi học tại các trường dạy nghề Hoa Sữa, Viện Trang điểm Hàn Quốc, Trường Dạy nghề nhân đạo Koto với các nghề nấu ăn, bar…

Song, điều khiến bà Thủy lo lắng nhất hiện nay là sự đe dọa của những kẻ buôn người, của đối tượng môi giới, của chủ chứa từ nước ngoài đã khiến cho gia đình nạn nhân hoang mang lo sợ mà chưa có cơ quan chức năng vào cuộc. Đây cũng chính là câu hỏi bà “gút” lại trong chuỗi tâm tư của mình muốn gửi đến cơ quan bảo vệ pháp luật để ngôi nhà Bình Yên sẽ có những cuộc đời thật bình yên.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm